M&A 2017 tiếp tục sôi động: Cần một cú hích lớn!

Thứ sáu, 21/07/2017 06:28 AM - 0 Trả lời

Thị trường Mua bán - Sáp nhập (M&A) tại Việt Nam trong năm 2017 được dự báo sẽ tiếp tục sôi động, sau khi đạt 5,8 tỷ USD trong năm 2016, mốc kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, để có được điều này, thị trường đang cần một cú hích mới từ vốn đầu tư nước ngoài để tiêu thụ hết lượng cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước đang chào bán, các thương vụ chuyển nhượng trong nước, đồng thời thúc đẩy vượt ngưỡng 6 tỷ đô la.

(CLO) Thị trường Mua bán - Sáp nhập (M&A) tại Việt Nam trong năm 2017 được dự báo sẽ tiếp tục sôi động, sau khi đạt 5,8 tỷ USD trong năm 2016, mốc kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, để có được điều này, thị trường đang cần một cú hích mới từ vốn đầu tư nước ngoài để tiêu thụ hết lượng cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước đang chào bán, các thương vụ chuyển nhượng trong nước, đồng thời thúc đẩy vượt ngưỡng 6 tỷ đô la. [caption id="attachment_174159" align="aligncenter" width="1920"]Báo Công luận Vào cuối năm 2015, Tập đoàn AON BGN – một tập đoàn tài chính của Hàn Quốc đã trở thành ông chủ mới của tòa nhà cao nhất Việt Nam – Keangnam Landmark 72. (Ảnh internet)[/caption] M&A 2017 sẽ không dễ vượt qua con số 5 tỷ USD? Tại Họp báo trước thềm Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp (M&A Vietnam Forum 2017), ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập báo Đầu tư, Trưởng ban Tổ chức Diễn đàn M&A cho biết, trong năm 2016, giá trị các thương vụ M&A trên thế giới đạt 3.500 tỷ USD, giảm 27% so với năm 2015, dù đây vẫn là mức cao và duy trì được trong một thời gian dài. Dự báo M&A thế giới năm 2017 sẽ là một năm khó dự đoán do những bất ổn từ Brexit cũng như những ảnh hưởng của chính sách mới dưới thời Tổng Thống Donald Trump. Đăc biệt, một số nhận định dự báo sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vai trò là người đi mua. Còn các nhà đầu tư Mỹ và Châu Âu sẽ thận trọng hơn và sẽ có sự dịch chuyển vốn đầu tư tại các thị trường quốc tế. Theo ông Minh, hoạt động M&A cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. "Đặc biệt, trong giai đoạn 2014 - 2018, thị trường M&A Việt Nam bắt đầu bước vào một làn sóng mới, được ghi nhận là làn sóng thứ hai với tổng giá trị M&A được dự báo lên đến 20 tỷ USD. Những cam kết cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước lớn; sự trỗi dậy của các công ty khối tư nhân, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và sự quan tâm của các dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư và M&A là động lực quan trọng của làn sóng thứ hai này", ông Minh nói. Năm 2015, giá trị M&A cán mốc kỷ lục trong 10 năm với 5,2 tỷ USD. Năm 2016 theo thống kê của IMAA, giá trị các thương vụ M&A tiếp tục tăng cao đạt 5,8 tỷ USD, tăng 11,92% so với năm trước. Lĩnh vực sôi động nhất trong hoạt động M&A 2016 là ngành bán kẻ, sản xuất hàng tiêu dùng. Số lượng thương vụ tập trung nhiều nhất trong các ngành: công nghiệp nguyên vật liệu và sản xuất hàng tiêu dùng, chiếm khoảng 53% số thương vụ M&A. Các thương vụ lớn tập trung chủ yếu vào giai đoạn nửa đầu năm 2016, từ cuối năm 2016 đến nay, hoạt động M&A có dấu hiệu chậm lại và ít các thương vụ quy mô lớn. Cụ thể, quý I/2017, tổng giá trị các thương vụ M&A mới đạt 1,1 tỷ USD. Dự báo năm 2017, giá trị các thương vụ M&A khó vượt được mức 5,8 tỷ USD của năm ngoái. "Giá trị M&A năm 2017 sẽ không dễ vượt qua con số 5 tỷ USD. Điều này đòi hỏi một cú hích lớn từ các doanh nghiệp và của chính phủ để thúc đẩy hoạt động M&A phát triển mạnh mẽ hơn cả về số lượng giá trị và chất lượng các thương vụ"
, ông Minh nhấn mạnh. Nhà đầu tư ngoại góp mặt hầu hết các thương vụ lớn Trong thời gian qua, làn sóng tiếp cận thị trường của các nước như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đã thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam. Đây là cũng là những người mua chủ yếu trong các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2016. Các doanh nghiệp đến từ Thái Lan tập trung vào mảng bán lẻ và sản xuất với 2 thương vụ lớn đó là Central Group mua lại Big C và Singha trở thành nhà đầu tư chiến lược của Masan. Trước đó, TCC cũng đã mua lại hệ thống Metro tại Việt Nam. Như vậy, 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam đều đã thuộc về sở hữu của nhà đầu tư tại Thái Lan. Ngoài lĩnh vực bán lẻ, năm 2016, chứng kiến 2 thương vụ lớn trong ngành vật liệu, khi tập đoàn SCG của Thái Lan mua lại các nhà máy xi măng trong đó có nhà máy xi măng Holcim của tập đoàn LafargeHolcim. Các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng có thương vụ M&A đáng chú ý trong ngành bán lẻ khi CJ mua cổ phần của Cầu Tre và Deasang mua Công ty thực phẩm Đức Việt với giá trị 33 triệu USD. Singhan Bank cũng thể hiện nỗ lực của nhà đầu tư Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam với thương vụ mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ. Bất động sản cũng là lĩnh vực nóng nhất của thị trường M&A, với sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Đáng chú ý nhất là thương vụ Mirae Asset bắt tay với Tập đoàn AON BGN rót tổng cộng 382 triệu USD mua lại Keangnam Landmark 72; Mapletree Investments tuyên bố đã mua lại Dự án Kumho Asiana Plaza tại quận 1, TP.HCM từ liên doanh Hàn Quốc là Kumho Industrial và Asiana Airlines với giá 215 triệu USD; Tập đoàn Mitsubishi đã ký kết thành lập Liên doanh với Bitexco để phát triển Dự án phức hợp Khu đô thị The Manor Central Park của Bitexco, ước tính tổng số tiền đầu tư đầu tiên là khoảng 290 triệu USD; New Life RE mua lại Khách sạn Duxton Hotel (quận 1) từ Low Keng Huat với mức giá 49,2 triệu USD… Đặc biệt, xuất hiện xu hướng các tập đoàn quốc tế mua lại các khoản đầu tư từ các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư sau một thời gian nắm giữ có thể thoái khoản đầu tư để hiện thực hoá lợi luận, trong khi đó các công ty nước ngoài có thể mua một lượng cổ phần lớn, thậm chí có thể chi phối hoặc có vai trò lớn trong công ty mục tiêu. Với xu hướng này, các quỹ đầu tư và các tổ chức trung gian đang đóng vai trò là xúc tác cho các thương vụ. M&A là phù hợp với xu hướng toàn cầu. Thực tiễn cho thấy, việc M&A là phù hợp với xu hướng toàn cầu. Doanh nghiệp tính toán hiệu quả hoạt động và bán lại để có tiền đầu tư vào các dự án khác. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá so với các quốc gia trong khu vực, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam phát triển rất nhanh, vì thế Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về đầu tư theo M&A. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của các công ty tư nhân, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng là một trong những cơ hội tốt để thúc đẩy M&A trong thời gian tới. Theo các chuyên gia kinh tế, lý do giá trị thương vụ M&A năm 2017 chững lại là bởi tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn các DNNN cuối năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 diễn ra chậm. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các quốc gia trong khu vực rất gay gắt, ảnh hưởng đến giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam. Để M&A thực sự là một kênh hút vốn đầu tư hiệu quả, bền vững, ông Lê Trọng Minh - Trưởng ban Tổ chức Diễn đàn M&A cho rằng, cần một “cú hích” từ cơ quan nhà nước, nhằm thúc đẩy hoạt động M&A thông qua việc thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn DNNN.

Bảo Quyên

Tin khác

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm
Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

(CLO) Ukraine và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương, đặt nền tảng cho việc tăng cường đầu tư và thương mại giữa hai nước, theo Bộ Kinh tế Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp