Mặc Covid-19 hoành hành, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tôm chủ lực của Việt Nam

Thứ tư, 05/08/2020 21:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 323,3 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đầu năm 2020, thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19. Ảnh minh họa.

Đầu năm 2020, thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19. Ảnh minh họa.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 7/2020 ước đạt 780 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2020 đạt 4,38 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng đối với mặt hàng tôm, trong tháng 6/2020, giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 228,21 triệu USD, chiếm 31,73% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019; tôm sú đạt 50,27 triệu USD, chiếm 6,69%, giảm 8,35%.

Trong khi xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm sang nhiều thị trường chính giảm thì tại thị trường Mỹ và Anh lại ghi nhận những tín hiệu tích cực.

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản sang Anh đạt 140,5 triệu USD, tăng cao nhất đạt 13,3% so với cùng kỳ năm trước; Mỹ đạt 654 triệu USD, tăng 0,5%.

Đáng chú ý, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá, mặc dù dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng khá ổn định trong 6 tháng đầu năm nay.

Đây cũng là thị trường duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương liên tục trong tất cả các tháng của nửa đầu năm nay.

Nguyên nhân do nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ không giảm do Mỹ nhập khẩu để phục vụ kênh bán lẻ, thương mại điện tử, giao hàng tại nhà.

Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng như tôm dễ bóc vỏ EZ... để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của phân khúc này.

Trên thị trường Mỹ, trong 6 tháng đầu năm nay, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau Covid-19 trong khi các nguồn cung như Ấn Độ và Ecuador vẫn còn đang phải chịu tác động nặng nề.

Các nhà chế biến và xuất khẩu tôm của Ấn Độ, Ecuador không chỉ chịu tác động bởi đơn hàng giảm mà ngay cả hoạt động sản xuất trong nước cũng bị đình trệ do lệnh phong tỏa, thiếu công nhân trong các nhà máy do họ không đi làm vì lo ngại bị nhiễm bệnh.

Theo số liệu của Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), Ấn Độ vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ trong nhiều năm qua, chiếm 40% tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ.

Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ đã bắt đầu giảm trong tháng 5/2020 sau khi tăng trong những tháng trước đó.

 Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ trong tháng 5/2020 đạt 8.560 tấn, trị giá 72,1 triệu USD, giảm 58% về khối lượng và 56% về giá trị so với tháng 5/2019.

Mộc Lan

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp