Mạng xã hội là 'đối thủ khó lường' đối với báo chính thống

Thứ tư, 13/12/2017 23:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam trước thách thức phát triển không gian mạng” là chủ đề hội thảo vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học- Kỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo được tổ chức nhằm tìm ra giải pháp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà báo cũng như các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí trước thách thức phát triển của không gian mạng.

Tham dự Hội thảo có đông đảo đại biểu là các Tổng biên tập, Phó Tổng biên, phóng viên báo chí thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội Việt Nam - viết tắt là LHHVN) và ngoài LHHVN, đại diện lãnh đạo LHH một số tỉnh miền Bắc. 

Báo Công luận

TS. Phan Tùng Mậu- Phó Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

 

TS. Phan Tùng Mậu- Phó Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo nhấn mạnh: Báo chí chúng ta hiện nay, báo giấy ngày càng khó khăn trong khi báo mạng thì phát triển. Vai trò các cơ quan báo chí của liên hiệp hội cũng như các tờ báo chính thống được nhà nước cấp phép phải có trách nhiệm cao trong nhiệm vụ thông tin, phổ biến kiến thức đến độc giả. Mạng xã hội phát triển là vấn đề rất quan trọng, là cơ hội để các phóng viên, nhà báo thảo luận tăng thêm kiến thức cho báo chí liên hiệp hội ngày càng mạnh mẽ.

Tại cuộc hội thảo, nhiều nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí cho rằng, hiện trên thế giới và cả Việt Nam, nhiều cơ quan báo chí biết sử dụng những thông tin rất "đắt" trên mạng internet như một nguồn tin. Song, để đảm bảo thông tin khách quan, chính xác, các phóng viên, biên tập viên cũng như lãnh đạo tờ báo phải đảm bảo việc kiểm chứng nguồn tin này như đối với các nguồn tin thông thường. 

Các nhà báo nhận định nếu báo chí đóng vai trò khởi nguồn như một nguồn thông tin có độ tin cậy nhất định, thì mạng xã hội lại có thể thúc đẩy việc lan tỏa cảm xúc với tốc độ rất cao. Nhờ mạng xã hội, báo chí có thể tương tác với độc giả một cách nhanh chóng hơn là cách phát hành báo in truyền thống hay cạnh tranh với hàng triệu báo điện tử, trang tin điện tử hiện nay.

Giải mã cho hiện tượng “chính thống hóa” thông tin trên mạng xã hội và ứng xử của nhà báo, PGS.TS. Nhà báo Nguyễn Thành Lợi- Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo khẳng định: “Không còn nghi ngờ gì nữa, mạng xã hội đang âm thầm thay đổi lối sống của con người, đã và đang tác động sâu sắc đến “bữa tiệc thông tin” của công chúng hiện đại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự “sinh tồn” của các phương tiện truyền thông truyền thống, đặt ra cho các tòa soạn và nhà báo những thách thức chưa từng có. Bên cạnh những tiện lợi cho đời sống xã hội, do các đặc điểm như tính mở, thông tin nhanh nhạy, thân phận ảo, khó sàng lọc thông tin, khiến mạng xã hội đã tiếp tay cho nhiều loại hình tội phạm mới, đặc biệt là việc một số nhà báo không kiểm chứng nguồn tin đã "chính thống hóa" những thông tin trên mạng xã hội thành bài báo của mình. Vậy, trong môi trường truyền thông hiện nay, nhà báo và cơ quan báo chí ứng xử thế nào trước thông tin trên mạng xã hội? nhất là khi báo chí "chính thống hóa" thông tin trên mạng xã hội. Bài viết đi tìm một phần của lời giải” 

Chia sẻ về thực trạng báo chí, Tổng Biên tập báo Kiến thức và Khoa học Đời sống Nguyễn Minh Quang cho rằng: Đây là thời đại công nghệ thông tin và kỷ nguyên số, do vậy thế mạnh truyền thông sẽ thuộc phần lớn về không gian mạng. Trong đó mạnh mẽ nhất là mạng xã hội, báo điện tử, truyền hình và tương tác giữa truyền hình và điện tử, báo chí công dân. Báo giấy và tạp chí sẽ dần dần bị đào thải và thực tế đã chỉ rõ điều này. 

Theo ông Quang, sự phát triển mạng xã hội là "như vũ bão". Tuy nhiên, mạng xã hội ngoài những mặt tích cực thì cũng bộc lộ những mặt trái. Biểu hiện rất rõ là các kiểu bài chứa nội dung phản động, đổi trắng thay đen, xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác… vi phạm pháp luật xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội và để lại những hậu quả không tốt trong dư luận. 

Báo Công luận
Tham dự hội thảo có đông đảo đại biểu là các Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập, phóng viên báo chí
Nhà báo Bùi Hoàng Tám, Báo Dân Trí cho rằng, mạng xã hội đã và đang là một “thế lực” truyền thông vô cùng mạnh mẽ, tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và là đối thủ khó lường đối với báo chính thống. 

Tiến sĩ Phạm Thị Mỵ- Tổng Biên tập Báo Môi trường và Sức khỏe chia sẻ: Mạng xã hội xuất hiện đã “xã hội hóa” báo chí, khiến người người đều có thể làm báo, mang nguồn thông tin phong phú cho báo chí song cũng mang đến những hệ lụy nếu người làm báo không tỉnh táo trước "biển" thông tin. Làm báo trong thời đại facebook, các nhà báo cũng phải chuyển mình để giữ được đạo đức nghề nghiệp và vẫn theo kịp xu thế, đây là vấn đề mỗi nhà báo cần cân nhắc. 

Mạng xã hội có lợi thế vượt trội mà báo chí không bao giờ có, bởi ai cũng có thể đăng tải thông tin, video clip mọi nơi, mọi lúc, mọi chỗ và ai cũng có thể trở thành “phóng viên”, “biên tập viên”, “bình luận viên”, “tổng biên tập”. Trong khi, phóng viên không thể tiếp cận ngay nhiều sự việc khi đang diễn ra, trừ một số rất hiếm hoi sự việc diễn ra vô tình có sự chứng kiến của phóng viên hay cộng tác viên cơ quan báo chí nào đó. Còn mạng xã hội có thông tin đa chiều, ngay lập tức. 

Có thể nói, rất nhiều thông tin trên mạng xã hội là nguồn tin đối với báo chí, nhưng nếu không được kiểm chứng dễ dẫn đến hệ lụy là thông tin không chính xác, gây hoang mang trong dư luận, tòa soạn sẽ mất uy tín với độc giả. Bên cạnh đó, phóng viên bị lợi dụng trở thành “công cụ đưa tin”.

Lý Thanh Hương

 

Tin khác

Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(CLO) Chiều 6/5 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai đã họp triển khai công tác tổ chức Giải. Tham dự và đồng chủ trì buổi họp có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ…

Nghề báo
Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện).

Nghề báo
Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) là kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Báo chí thế giới cũng đã dành cho sự kiện này sự quan tâm đặc biệt.

Nghề báo
Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo
Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Báo Tuyên Quang phối hợp với tổ chức doanh nghiệp đến thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Nghề báo