Marina Silva - “Nữ chiến binh” vì môi trường

Thứ năm, 07/03/2024 10:25 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong số những nữ nhân quyền lực nhất thế giới năm 2023 cũng là những nhân vật được đánh giá là tạo động lực phát triển toàn cầu năm 2023 vừa qua, có Marina Silva - Bộ trường Môi trường Brazil.

Với những người dân của xứ sở rừng Amazon, Marina Silva là cái tên rất đỗi trìu mến, bởi những nỗ lực của bà dành cho việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là không thể phủ nhận.

Từ thành công bước đầu trong việc cứu rừng Amazon - “lá phổi xanh của Trái đất”

Diện tích Amazon bao phủ 9 quốc gia ở Nam Mỹ, trong đó 60% nằm ở Brazil. Tuy nhiên, theo nhiều số liệu được đưa ra vào năm 2017, Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, nhưng trong 40 năm qua, ít nhất 20% khu rừng đã bị phá hủy. Amazon là ngôi nhà của khoảng 16.000 loài cây và 390 tỷ cây riêng lẻ. Nhưng một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, 57% số này sẽ rơi vào nguy hiểm nếu tốc độ phá rừng vẫn tiếp tục như thời điểm đó.

marina silva  nu chien binh vi moi truong hinh 1

Tổng thống Brazil Lula Da Silva và Bộ trưởng Môi trường Marina Silva công bố kế hoạch chống phá rừng Amazon.

Ngày 8/7/2022, nghĩa là 7 năm sau đó, tiếng kêu cứu từ rừng Amazon vẫn hết sức thảm thiết. Thời điểm đó, Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Brazil (INPE) công bố số liệu sơ bộ cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 6/2022, nạn phá rừng Amazon ở Brazil tiếp tục diễn biến nghiêm trọng và chạm mức cao kỷ lục kể từ khi cơ quan này bắt đầu thống kê dữ liệu vào giữa năm 2015. Trong nửa đầu năm 2022, bang Amazonas ở trung tâm rừng Amazon lần đầu tiên ghi nhận diện tích rừng biến mất nhiều hơn bất kỳ bang nào khác.

“Tỷ lệ phá rừng cao chắc chắn sẽ dẫn đến số vụ cháy rừng cao. Đó là một thực tế hiển nhiên, đồng thời cũng là một thông tin cực kỳ xấu” - ông Manoela Machado - một nhà nghiên cứu về cháy rừng và phá rừng tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Woodwell và Đại học Oxford nhấn mạnh. Nạn phá rừng trên khắp Brazil đã tăng vọt từ năm 2019 đến 2022, trong đó hoạt động chăn nuôi gia súc là nguyên nhân số 1.

Tuy nhiên, điều đáng mừng đã đến. Tháng 8/2023, lần đầu tiên, Hội nghị thượng đỉnh 8 quốc gia có rừng nhiệt đới Amazon (bao gồm Bolivia, Brazil, Columbia, Ecuador, Guyana, Peru, Suriname và Venezuela) đã được tổ chức tại thành phố Belem, phía bắc Brazil. Tại hội nghị này, số liệu mới đã được công bố, theo đó, ghi nhận tại thời điểm tháng 7/2023, nạn phá rừng Amazon ở Brazil đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm và giảm 66% so với cùng kỳ năm trước, ở mức khoảng 500 km2 rừng bị tàn phá.

Trước đó, nhiều số liệu ghi nhận, kể từ khi Tổng thống Lula da Silva nhậm chức vào tháng 1/2023, diện tích rừng Amazon bị phá tại Brazil đã giảm 42,5% so với cùng kỳ năm 2022. Bà Mariana Napolitano - phụ trách bảo tồn tại Văn phòng đại diện của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ở Brazil, nhận định tình trạng phá rừng ở Amazon giảm trong tháng 7 năm nay là một dấu hiệu quan trọng cho thấy việc tăng cường các hoạt động ngăn chặn nạn phá rừng đang phát huy hiệu quả.

Thành quả này được cho là trái ngọt của những nỗ lực lớn từ chính quyền Tổng thống Lula da Silva. Theo ông Jair Schmitt - người đứng đầu bộ phận bảo vệ môi trường tại Ibama - cơ quan môi trường liên bang của Brazil, chính quyền đã ưu tiên thực thi luật môi trường. Đặc biệt, tại Brazil hiện nay, không còn quy định về việc miễn trừ đối với tội phạm môi trường, đồng nghĩa bất kỳ trường hợp nào vi phạm cũng đều bị xử phạt. Brazil cũng đã tăng cường giám sát từ xa, nơi nạn phá rừng được phát hiện thông qua hình ảnh vệ tinh. Một chiến lược khác là bắt giữ hàng nghìn gia súc được nuôi bất hợp pháp trong các khu vực bị cấm - nguyên nhân hàng đầu gây nên nạn phá rừng.

marina silva  nu chien binh vi moi truong hinh 2

Khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Humaitá, bang Amazonas, Brazil, ngày 16/9/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Tới những đóng góp của “nữ chiến binh”  Marina Silva

Kể từ khi ông Lula da Silva lên nắm quyền Tổng thống Brazil vào đầu năm 2023, bà Marina Silva đảm nhận vai trò Bộ trưởng Môi trường. Tuy nhiên, từ trước đó hai mươi năm, Marina Silva đã là cái tên rất đỗi quen thuộc với những ai quan tâm tới môi trường.

Cách đó 20 năm, bà Marina Silva đã từng được Tổng thống Lula da Silva bổ nhiệm làm Bộ trưởng Môi trường. Trên cương vị đó, bà đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để bảo vệ rừng Amazon, tạo ra dịch vụ lâm nghiệp, viện đa dạng sinh học và Quỹ Amazon, nỗ lực quốc tế lớn nhất để bảo tồn rừng nhiệt đới. Việc các chỉ số của nạn phá rừng giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2007 đã cho thấy hiệu quả tích cực trong các giải pháp bảo vệ rừng của bà. Và trước khi trở thành Bộ trưởng, bà Marina Silva đã được xem là một trong những chiến binh bảo vệ rừng Amazon một cách năng nổ nhất. Chính bà cùng Chico Mendes - người bị ám sát trong cuộc chiến bảo vệ rừng mưa năm 1988, đã dẫn đầu những cuộc biểu tình nhằm bảo vệ rừng mưa.

Trở lại cương vị “tư lệnh trưởng” ngành môi trường Brazil, phẩm chất chiến binh lại trỗi dậy mạnh mẽ trong bà Marina Silva. Trong một bài trả lời phỏng vấn Tạp chí Time, bà Marina Silva cho biết, cần thiết phải có những hành động quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa trong việc bảo vệ rừng cũng như bảo vệ môi trường, trong đó có việc cần thành lập và đưa vào hoạt động ngay lập tức một quỹ tổn thất và thiệt hại, phù hợp với trách nhiệm của các quốc gia giàu có và sự đoàn kết đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở các nước đang phát triển.

Cũng theo đề xuất của bà, Chính phủ Brazil đã có biện pháp xử lý cứng rắn những người chiếm đoạt đất đai, khai thác rừng trái phép, phân định ranh giới nhiều đất đai hơn cho người bản địa và tạo ra nhiều khu vực bảo tồn hơn. Đơn cử như Viện Môi trường và Tài nguyên tái tạo Brazil (IBAMA) đã ban hành mức phạt đối với tội phạm môi trường cao hơn 147% so với mức trung bình trước kia. Chính phủ Brazil cũng đã cấp khoản ngân sách trị giá 2 tỷ real (khoảng 410 triệu USD) cho hoạt động tăng cường an ninh tại khu vực Amazon, nhằm trấn áp tội phạm môi trường, buôn bán ma túy và vũ khí.

marina silva  nu chien binh vi moi truong hinh 3

Diện tích Amazon bao phủ 9 quốc gia ở Nam Mỹ, trong đó 60% nằm ở Brazil.

Cũng theo bà Marina Silva, chấm dứt nạn phá rừng là chưa đủ. “Thật không may là chúng ta đã mất đi thời gian quý báu cho hành động vì khí hậu trong hai thập kỷ qua, vì hoạt động vận động hành lang về nhiên liệu hóa thạch đã cản trở những tiến bộ rất cần thiết. Kinh phí cho các nỗ lực hiện đã cao hơn nhiều và sẽ trở thành khoản tiền không thể chi trả được nếu chúng ta tiếp tục lảng vảng thêm nữa” - bà Silva chia sẻ. Bà Marina Silva nhấn mạnh, “Nếu các quốc gia không giảm lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch, rừng cũng có nguy cơ bị phá hủy do biến đổi khí hậu. Vì vậy, chúng ta cần một sự thay đổi mang tính văn minh, một sự thay đổi trong cách sống của chúng ta”.

Hành trình cứu rỗi môi trường, cứu rỗi rừng Amazon sẽ còn rất dài và không hề dễ dàng, nhưng với một thủ lĩnh như  Marina Silva, với kinh nghiệm dạn dày sẵn có từ hai thập kỷ đồng hành cùng môi trường, với bản lĩnh chiến binh rất đỗi quyết liệt, cùng tâm thế mà bà tự ví von về mình “như sợi gỗ chắc chắn từ cây Amazonia được dùng để buộc gỗ làm bè”, hoàn toàn có thể nuôi niềm hy vọng.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế