Minh bạch giá điện- bài toán chưa thể giải?

Thứ sáu, 03/04/2015 21:53 PM - 0 Trả lời

Minh bạch giá điện- bài toán chưa thể giải?



Theo quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về khung giá bán lẻ điện giai đoạn 2013 - 2015, giá bán lẻ điện có thể tăng tối đa lên mức 1.835 đồng/kwh.

Như vậy, từ nay đến năm 2015, giá điện tới tay người tiêu dùng có thể tăng tối đa 22%. Tăng giá điện là điều khó tránh, song nhiều ý kiến cho rằng: Với cách hành xử của ngành điện thời gian qua, sẽ không nhận được sự đồng tình từ dư luận xã hội. Và yêu cầu minh bạch giá điện của người dân dường như là bài toán khó mà EVN vẫn chưa thể giải.

Nói về Quyết định 2165 của Thủ tướng ban hành về khung giá bán lẻ điện giai đoạn 2013-2015, ông Lê Đăng Doanh cho rằng: giá điện ở Việt Nam luôn là vấn đề nóng. Mỗi lần có thông tin biến động giá điện là mỗi lần lại dấy lên nhiều bức xúc trong xã hội. Từ năm 2007 đến nay, giá điện bán lẻ của Việt Nam đã có 9 lần tăng liên tiếp, trong đó, lần gây sốc nhất là đầu năm 2011, giá điện được đẩy vọt tới 15,28%, gấp 2-3 lần so với tỷ lệ thông thường. Mức giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã cao hơn 79% so với mức giá của 5 năm trước.
 
Báo Công luận 


Ảnh: TL

Năm 2007 cũng là năm đầu tiên giá điện bắt đầu lộ trình tiệm cận thị trường cạnh tranh theo Quyết định của Thủ tướng. Trong 2 năm tới, khi mức giá bán lẻ tối đa được ấn định là 1.835 đồng/kWh, giá điện bình quân của Việt Nam sẽ có thể tăng thêm 21,6% so với hiện nay. Trung bình mỗi năm, giá điện sẽ được phép tăng thêm khoảng 10%. Nhưng riêng điện sinh hoạt, mức tăng sẽ không dừng lại ở đó. Theo nguyên tắc tính giá bán điện sinh hoạt, được ban hành tại Quyết định 268 ngày 23/2/2011 của Thủ tướng, các bậc thang tiêu thụ điện sẽ phải chịu mức tăng lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng bình quân. Nếu như giá bán lẻ điện bình quân tối đa được áp dụng vào năm 2015, giá điện sinh hoạt mà người dân sẽ phải trả tối đa lên tới 2.918 đồng/kWh thay vì mức 2.420 đồng/kWh như hiện nay. Như những gì đã diễn ra, giá điện của Việt Nam chỉ có một chiều tăng.

“Tăng giá điện để kêu gọi đầu tư”, “tăng giá điện vì (giá điện) đang bán dưới giá thành” hay “để tiến tới theo giá thị trường”, “để bù lỗ tỷ giá”… Giờ đây, dù ngành điện có giải thích lý do gì đi nữa, thì sau kết luận của Thanh tra Chính phủ mà báo chí dẫn ra trong mấy ngày qua, có lẽ, niềm tin của người dân với ngành điện đang cạn dần.

Còn nhớ, năm 2012, sau khi Kiểm toán Nhà nước công bố giá thành điện năm 2010 của EVN cao hơn giá kiểm toán 92 đồng/1kWh vì có nhiều khoản lên đến trên 3.000 tỉ đồng, mà đáng ra, nếu hạch toán vào giá điện thì giá điện bình quân năm 2010 đã không cao đến thế. Khi ấy, một lãnh đạo của EVN khẳng định: việc hạch toán chi phí giá điện được tập đoàn thực hiện theo đúng quy định kế toán Việt Nam. Lần này, Thanh tra Chính phủ phát hiện một khoản gần 600 tỉ đồng chi cho việc xây “nhà quản lý vận hành” với cả bể bơi, biệt thự, sân tennis cũng được… hạch toán vào giá điện, trong khi, có những khoản khổng lồ, lên đến cả ngàn tỉ đồng (tiền từ cho thuê cáp và cột điện dài hạn) nếu được thu và hạch toán vào giá điện thì chắc chắn sẽ kéo giá thành điện xuống. Tuy nhiên, một lần nữa, lãnh đạo EVN, chủ tịch hội đồng thành viên Hoàng Quốc Vượng giải thích trên báo Thanh Niên là “hạch toán giá thành của EVN cơ bản tuân thủ các quy định, năm nào cũng kiểm tra kiểm toán để công khai”. Thậm chí, với chi phí xây bể bơi, sân tennis, ông Vượng còn cho thế “là nhân văn” để “thu hút cán bộ”!

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bình luận, với cách công khai minh bạch như vừa qua của ngành điện thì việc phát hiện những khoản thu, chi, đầu tư như trên… quả là không có gì phải bất ngờ! “Có chăng chỉ là chút bất ngờ về con số, ví dụ khoản đầu tư ngoài ngành lần đầu được công khai, lên đến 121.000 tỉ đồng, vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đồng thì lớn quá”- ông Phong nói thêm. Chợt nhớ, sau một lần tăng giá điện mới đây nhất, trước hàng chục câu hỏi của phóng viên về giá điện, người phát ngôn bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đã trả lời “không muốn nói thêm”, âu cũng là điều… dễ hiểu.

                                                                                                                        Khánh An

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra