Mở cơ hội cho gỗ Việt vào thị trường EU

Thứ hai, 22/10/2018 08:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Áo, Bỉ và Đan Mạch, EU và dự Hội nghị ASEM 12, P4G của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (từ ngày 14 - 21/10) vừa qua, trong nhiều văn bản được ký kết, thì sự kiện Việt Nam và EU đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) được coi là hết sức quan trọng. Việc ký Hiệp định này là cơ hội để mở rộng đường cho lâm nghiệp và các sản phẩm liên quan vào với các nước EU.

Lành mạnh hóa thị trường

Báo Công luận
 

Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực sẽ tạo ra sự bứt phá cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (Ảnh TL)


Theo đó, Hiệp định sẽ giúp tăng cường quản trị rừng, giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường khác.

Theo bà Federica Mogherini, Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đại diện cấp cao của EU về đối ngoại và an ninh thì đây là sự khởi đầu của một quan hệ đối tác quan trọng. Thông qua đó Việt Nam và EU sẽ cùng hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và các hệ quả nguy hại của tình trạng này. 

Đánh giá về việc ký kết Hiệp định, đại diện EU cho rằng, các nước trong khối rất hoan nghênh tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được nhằm chuẩn bị cho việc thực thi VPA/FLEGT và các bước đầu tiên trong việc tăng cường kiểm soát gỗ nhập khẩu. 

Tuy nhiên những người tham gia cũng cho rằng, Việt Nam cần phải làm nhiều hơn thế nữa vì nếu kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi đầy đủ Hiệp định VPA/FLEGT và góp phần đảm bảo rằng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU có nguồn gốc hợp pháp. 

Đại diện các nước tham gia cho biết, EU sẽ duy trì liên hệ chặt chẽ với phía Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai trên thực tế và hy vọng sẽ đạt được những kết quả cụ thể 

Tại khu vực châu Á, Việt Nam luôn được coi là một nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh tăng trưởng theo cấp số nhân trong thập kỷ qua. Với vai trò này, Việt Nam luôn đóng một vai trò quan trọng trong thị trường toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam đều ủng hộ Hiệp định VPA/FLEGT và tiếp tục tham gia vào quá trình hoàn thiện chính sách ngành lâm nghiệp. Việt Nam đảm bảo rằng gỗ khai thác bất hợp pháp không được đưa vào thị trường Việt Nam và sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề này thông qua việc thực thi pháp luật hiệu quả.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhiều năm nay, thương mại gỗ giữa Việt Nam - EU chiếm khoảng 12-15% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, trung bình mỗi năm khoảng 650-700 triệu USD. 

Cũng theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nếu Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động rất tích cực tới ngành gỗ Việt Nam và sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu được rộng mở, với mức dự báo đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020. 

Nỗ lực để tạo sự bền vững cho gỗ Việt

Báo Công luận
 

Dự báo gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020 khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (Ảnh TL)


Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì thương mại gỗ cũng như sản phẩm gỗ hợp pháp sẽ tạo ra sự bền vững phù hợp với các mục tiêu phát triển và nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ rừng và hạn chế biến đổi khí hậu. 

Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) toàn diện và tin cậy. Từ đó hướng đến mục tiêu đảm bảo gỗ nhập khẩu và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp thông qua hệ thống xác minh đối với gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu được khai thác và kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật của nước khai thác. 

Hiệp định VPA/FLEGT cũng quy định việc thiết lập hệ thống kiểm tra và cân bằng như cơ chế khiếu nại và đánh giá độc lập cũng như cam kết có sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực thi. Các nội dung chính này của Hiệp định sẽ tiếp tục được cải thiện để tăng cường hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam.

Các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT đã được quy định trong Luật Lâm nghiệp Việt Nam - sẽ có hiệu lực từ tháng 1/1/2019. Luật mới này nghiêm cấm việc nhập khẩu gỗ được sản xuất bất hợp pháp vào Việt Nam. 

Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có xem xét các quy định của Hiệp định VPA/FLEGT để thực thi Luật, bao gồm quy định về thực hiện trách nhiệm giải trình của các nhà nhập khẩu và các chế tài xử phạt đầy đủ, phù hợp và có tính răn đe theo quy định của Hiệp định VPA/FLEGT.

Việt Nam đã có kế hoạch chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT với sự tham gia tích cực của đại diện từ các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển thông qua nhóm nòng cốt đa bên.

Ủy ban thực thi chung Việt Nam - EU sẽ giám sát việc áp dụng trên thực tế các điều khoản của Hiệp định VPA/FLEGT, một quá trình có thể sẽ kéo dài trong vài năm. 

Một đánh giá chung sẽ được thực hiện trước khi hệ thống cấp phép VPA/FLEGT có thể chính thức vận hành. Đánh giá này sẽ xác minh và xác nhận rằng tất cả các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT đã được thực hiện và rằng hệ thống được đưa ra trên thực tế đáp ứng các tiêu chí sẵn sàng vận hành theo quy định tại Phụ lục của Hiệp định.

Bên cạnh những lợi ích về mặt môi trường, kinh tế và xã hội gắn với việc quản lý ngành lâm nghiệp, Việt Nam sẽ vận hành tốt hơn và đúng quy định hơn về gỗ và các sản phẩm về gỗ. Cơ chế cấp phép VPA/FLEGT sẽ đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Quy chế gỗ của EU, ngăn chặn việc đưa gỗ bất hợp pháp vào thị trường này. 

Theo tính toán, từ thời gian ký kết Hiệp định này cho đến khi bắt đầu được VPA/FLEGT cấp phép, gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và thị trường EU vẫn phải tuân thủ các yêu cầu của Quy chế gỗ của EU.

Điều này có nghĩa là các nhà nhập khẩu của EU sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình để đảm bảo rủi ro về sản phẩm bất hợp pháp từ Việt Nam vào thị trường EU là không đáng kể.

                                                                                                                                                                                                                                Phương Linh

Tin khác

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm
Giá vé máy bay tăng đột biến vì 'cõng' nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

Giá vé máy bay tăng đột biến vì "cõng" nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

(CLO) Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Việc quản lý giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tài chính - Bảo hiểm
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm