Mở cửa bầu trời, phục hồi du lịch: Vẫn còn nhiều việc phải làm!

Thứ năm, 24/02/2022 09:50 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khôi phục lại tất cả các đường bay quốc tế từ 15/2 và mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3, hai quyết định gần đây của Chính phủ Việt Nam đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp cũng như kì vọng về phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh tế sau đại dịch.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm...

Nhiều chuyên gia nhận định, với tỷ lệ tiêm phòng vaccine COVID-19 nằm trong top 6 nước cao nhất trên thế giới, việc mở lại không giới hạn các đường bay quốc tế chở khách thường lệ, mở cửa hoàn toàn du lịch,... sẽ tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư đến với Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực, tăng vị thế về môi trường đầu tư.

mo cua bau troi phuc hoi du lich van con nhieu viec phai lam hinh 1

Hoạt động vận tải hành khách nội địa cũng như quốc tế bằng đường hàng không đang ghi nhận sự phục hồi trong những tháng đầu năm 2022.

Những tín hiệu tích cực đầu năm

Thông tin từ ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, các loại hình vận tải hành khách đã hoạt động trở lại từ ngày 13/10/2021 và tăng dần về tần suất hoạt động đáp ứng được nhu cần đi lại của người dân.

Hiện 6 hãng hàng không gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Vasco đã khai thác 56 đường bay nội địa tổng tần suất 2.570 chuyến/tuần/chiều (tương đương 367 chuyến/chiều/ngày), giảm tương ứng 2 đường bay và giảm 217 chuyến/tuần/chiều so với lịch bay mùa Đông năm 2019.

Đặc biệt Việt Nam đã mở lại các đường bay quốc tế đi/đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ (so với lịch bay mùa Đông năm 2019, thời điểm trước dịch là 28 quốc gia và vùng lãnh thổ). Tần suất khai thác các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam là 370 chuyến/tuần/chiều, tương đương 53 chuyến bay/chiều/ngày.

Thời điểm này, các hãng hàng không và cảng hàng không Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để khai thác toàn mạng bay quốc tế. Các đường bay bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. “Mở lại đường bay quốc tế là rất vui, rất mừng. Chúng tôi có phương án phù hợp với nhân lực và trang thiết bị, phối hợp với các hãng hàng không để triển khai thực hiện” - Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất Nguyễn Nam Tiến chia sẻ.

Trải qua 2 năm đại dịch COVID-19 hoành hành gây thiệt hại lớn, các hoạt động sản xuất kinh tế bị ngưng trệ thì hiện nhiều đường bay quốc tế chở khách thường lệ đã được mở lại. Ngoài những cơ hội phát triển, các công ty du lịch trong nước cũng đã chuẩn bị sẵn sàng đón khách quốc tế tới Việt Nam. 

mo cua bau troi phuc hoi du lich van con nhieu viec phai lam hinh 2

Tình trạng quá tải, taxi “chặt chém” khách đã xảy ra tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Một quy trình điều hành tour an toàn, với các tình huống cụ thể đã được Công ty Lữ hành Hanoitourist xây dựng. Theo Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Lê Hồng Thái, việc đề ra các tình huống như vậy hướng tới mục tiêu cao nhất “An toàn là trên hết” và khách hàng lúc nào cũng cảm thấy yên tâm.

Còn theo đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trong suốt thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, đơn vị vẫn kết nối làm việc với các đối tác để cập nhật thủ tục visa và quy định phòng chống dịch của mỗi quốc gia khi khách Việt Nam nhập cảnh. 

Đội ngũ nhân sự cũng được công ty đặc biệt lưu ý nên khi mở cửa trở lại, công ty sẽ không rơi vào tình cảnh thiếu nhân sự. Hiện các tour khởi hành tháng 2, 3, 4, dịp 30/4 và nghỉ hè của doanh nghiệp đã được sắp xếp, phân công nhân viên phụ trách và dự trù số lượng hướng dẫn viên cho các đoàn khách MICE (du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, teambuilding) phát sinh.

Cả nước hiện có khoảng 38.000 cơ sở lưu trú trong cả nước với gần 700.000 phòng. Khách sạn cao cấp, khách sạn 4 - 5* chiếm tỷ trọng lớn tại các trung tâm du lịch lớn. Với điều kiện như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể đón khách quốc tế với mục tiêu mà ngành đã đề ra.

Không để bị động trong quá trình phục hồi sau đại dịch

Hiện Việt Nam đang dần mở cửa và các hoạt động du lịch tới đây cũng sẽ phải thực hiện trong điều kiện bình thường mới, thích ứng an toàn với COVID-19. Do đó nhiều ý kiến cho rằng còn khá nhiều quy định, các hướng dẫn cần phải làm rõ để tránh có những sai sót, hậu quả không đáng có trong quá trình thực hiện.

Đơn cử như dịp cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần khi lượng khách nội địa đổ dồn về một số địa điểm du lịch khiến khách sạn, điểm vui chơi có lúc quá tải như tại Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc,... Nhiều doanh nghiệp khách sạn đóng cửa hoặc chỉ dám hoạt động 50% công suất do nhân viên lành nghề nghỉ việc, nhân viên tuyển mới nghiệp vụ yếu. 

Trao đổi với PV, một chuyên gia trong lĩnh vực du lịch khẳng định, việc làm sao để hành khách có được những trải nghiệm, ấn tượng tốt ngay từ khi họ đặt chân đến nước ta sau 2 năm đóng cửa là điều cần làm đầu tiên. Sau kỳ nghỉ Tết vừa qua tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã xảy ra tình trạng quá tải, ùn ứ, một số lái xe taxi “chặt chém” gây thiệt hại, bức xúc cho hành khách.

Điều này cần phải chấm dứt và không tái diễn khi mở cửa du lịch quốc tế thời gian tới. Tuyệt đối không nên để những hiện tượng tiêu cực, trục lợi tương tự xảy ra đối với du khách nước ngoài khi nước ta mở cửa quốc tế.

Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng, hàng không đóng vai trò tiên quyết trong việc mở cửa du lịch quốc tế, khi khách du lịch đi lại bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng lớn, nhất là du khách quốc tế. 

Dự báo về tình hình du lịch năm 2022 nhu cầu du lịch luôn có, nếu có chính sách dẫn dắt đi trước, đi xa thì sẽ tận dụng được sức bật lò xo của thị trường, tránh tình trạng như dịp Tết vừa qua, khách đông nhưng doanh nghiệp du lịch lại không có khách. Trong khi, du khách lại phải chịu dịch vụ kém, thậm chí không có dịch vụ để bán cho khách... Nếu làm tốt, xúc tiến, quảng bá tốt sẽ thúc đẩy, tạo cơ hội cho lộ trình phục hồi trong thời gian tới, Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings bày tỏ.

mo cua bau troi phuc hoi du lich van con nhieu viec phai lam hinh 3

Nhiều điểm du lịch quá tải, doanh nghiệp khách sạn đóng cửa hoặc chỉ dám hoạt động 50% công suất trong dịp Tết Nguyên đán.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, trọng tâm cần chuẩn bị cho việc mở cửa du lịch vào ngày 15/3 tới, bảo đảm an toàn phòng chống dịch là điều kiện tiên quyết. Việc khôi phục các chuyến bay thương mại, không hạn chế các chuyến bay quốc tế là điều kiện để phục hồi du lịch.

Việt Nam đã công nhận “Hộ chiếu vaccine”, giấy chứng nhận tiêm chủng của 79 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 14 quốc gia công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam. 

Việc cấp thị thực là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển quốc tế như trước khi có dịch bệnh. Điều đó khiến điều kiện đi ra nước ngoài cũng bị hạn chế. Chỉ khi nào cân bằng được cung cầu của khách đi và đến thì mới giảm chi phí các chuyến bay, giảm giá thành chi phí của các công ty du lịch, ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết.

Đồng thời ngành du lịch cũng cần chuẩn bị các điều kiện về năng lực phục vụ, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực; nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và năng lực cạnh tranh điểm đến. Trao đổi, kết nối với các thị trường trọng điểm trong công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch…

Hoàng Lan

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Tai nạn giao thông liên hoàn trên Quốc lộ 14, hai người tử vong tại chỗ

Gia Lai: Tai nạn giao thông liên hoàn trên Quốc lộ 14, hai người tử vong tại chỗ

(CLO) Xe mô tô do anh Hiếu điều khiển sau khi tông vào đuôi taxi đã ngã ra đường và bị một chiếc xe khách tông trúng. Sau đó, chiếc xe khách tiếp tục tông vào một xe mô tô khác. Vụ tai nạn khiến 4 người thương vong.

Giao thông
Kỷ niệm 20 năm khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đến sân bay Cam Ranh

Kỷ niệm 20 năm khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đến sân bay Cam Ranh

(CLO) Chiều ngày 17/5, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh phối hợp Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đến sân bay Cam Ranh.

Giao thông
Thay đổi phương thức quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy

Thay đổi phương thức quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy

(CLO) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị công bố kết quả Dự án “Hệ thống thông tin quản lý tích hợp hỗ trợ cải thiện giao thông thủy nội địa” (Dự án IW-MIS).

Giao thông
Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(CLO) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các đơn vị vận hành, cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; dừng đón, trả khách đúng quy định.

Giao thông
Cục Đường bộ Việt Nam được giao quản lý cầu Mỹ Thuận 2

Cục Đường bộ Việt Nam được giao quản lý cầu Mỹ Thuận 2

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giao Cục Đường bộ Việt Nam quản lý các hạng mục, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm cầu Mỹ Thuận 2 và đường, các công trình phụ trợ gắn liền với đường (gồm cả cầu đường bộ dưới 25m).

Giao thông