Mồ hôi, nước mắt của các vận động viên sau tấm huy chương qua góc máy Nông Việt Linh

Chủ nhật, 02/08/2020 08:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong nhiều năm công tác tại Tạp chí Tri thức trực tuyến (Zing.vn) - nhà báo Nông Việt Linh đã có nhiều bộ ảnh thể thao mang lại cảm xúc mạnh mẽ cho độc giả. Nhưng tất cả nhân vật anh miêu tả đều có một điểm chung là tinh thần ý chí vươn lên trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.

Đằng sau những tấm huy chương là mồ hôi và nước mắt

Nhà báo Nông Việt Linh đã kể lại nhiều câu chuyện tác nghiệp đằng sau loạt ảnh “Mồ hôi, nước mắt ở lò luyện huy chương vàng SEA Games 30”.

Anh cho biết rằng, thể thao Việt Nam trong nhiều năm qua đã khẳng định vị thế hàng đầu khu vực, thành tích ở các bộ môn đã đạt được đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng của các vận động viên (VĐV). Vượt qua mọi khó khăn các VĐV ở nhiều môn thi đấu đã mang vinh quang về cho tổ quốc.

Nhà báo Nông Việt Linh tác nghiệp tại một sự kiện thể thao trong nước. Ảnh: Trọng Hải

Nhà báo Nông Việt Linh tác nghiệp tại một sự kiện thể thao trong nước. Ảnh: Trọng Hải

Để chuẩn bị cho SEA Games 30 tổ chức tại Philippines dịp cuối tháng 11 năm 2019 vừa qua, các VĐV ở các môn phải chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng nhiều công đoạn, trong đó công tác tập luyện vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Để triển khai đề tài này, Ban biên tập tạp chí Tri thức trực tuyến đã họp bàn phân công nhiệm vụ để đội ngũ phóng viên, nhà báo triển khai tuyên truyền trước thềm SEA Games. Loạt ảnh “Mồ hôi, nước mắt ở lò luyện huy chương vàng SEA Games 30” ra đời từ đó.

Với mong muốn ghi lại hình ảnh các VĐV ở nhiều môn thi đấu, nhà báo Việt Linh đã tác nghiệp ở hai địa điểm, là Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao Hà Nội và Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Nhổn. Không chỉ đơn giản là đến đó rồi vào chụp, phóng sự lần này của nhà báo Việt Linh được đầu tư bài bản, tỉ mỉ và mất khoảng 5 ngày tác nghiệp.

Với mục đích đặt ra là chụp bộ ảnh ghi lại quá trình các VĐV ôn luyện các môn thi đấu tại SEA Games, nhưng điều khó là không phải khi nào đến các VĐV đều tập luyện bộ môn đó. Nhà báo Việt Linh chia sẻ: “Mỗi hôm chỉ chụp được một chút ảnh để ghép thành một bài tổng thể, từ lúc khởi động đến vào tập chính thức vì vậy để có được loạt ảnh của một môn tôi phải chụp “gối” từ ngày này sang ngày khác mới đủ hình ảnh”.

VĐV Hà My ở đội tuyển thể dục nghệ thuật Việt Nam.Ảnh: Việt Linh

VĐV Hà My ở đội tuyển thể dục nghệ thuật Việt Nam.Ảnh: Việt Linh

Trong quá trình tác nghiệp ở đây, nhà báo Việt Linh còn lựa chọn nhiều nhân vật, không chỉ những VĐV đã có thành tích mà còn là những VĐV ở lớp kế cận. Như môn thể dục dụng cụ, các em VĐV môn này khi 16 tuổi là bắt đầu đủ điều kiện thi đấu, nhưng đến năm 18 tuổi đã giải nghệ vì vậy việc chụp hình ảnh ở thế hệ sau đó cũng rất quan trọng.

Để trở thành một VĐV nhiều em đã phải nỗ lực từ khi còn rất nhỏ, ngoài niềm đam mê các em phải rèn luyện, trải qua các vòng đấu loại để được vào các vòng trong. Trong phóng sự ảnh, ngoài việc tuyên truyền nêu bật công tác chuyển bị khẩn trương cho SEA Games, nhà báo Việt Linh còn muốn truyền tải thông điệp về sự cố gắng nỗ lực, tinh thần khổ luyện của các VĐV.

Anh tâm sự “Mặc dù điều kiện tập luyện còn thiếu thốn, nhưng các em đã rất nỗ lực, nghiêm túc thực hiện các bài tập khắt khe và luôn được sự hướng dẫn của huấn luyện viên”.

Ở các lần thi đấu hay tại các đại hội thể dục thể thao trong nước và quốc tế, báo chí vẫn đưa ra những hình ảnh ấn tượng, những phần thi hoàn hảo… Nhưng theo anh Việt Linh sau ánh hào quang trên sân khấu, những tấm huy chương các VĐV đã phải mất hàng trăm, hàng nghìn lần tập luyện cho một “tiết mục” và trải qua khá nhiều thất bại.

Theo anh: “Đó không chỉ có mồ hôi, mà còn có cả những giọt nước mắt. Là sự khắc nghiệt, đau đớn của VĐV luôn phải trải qua”.

Hòa mình vào hành trình gian nan khổ luyện của các VĐV

Bộ ảnh “Mồ hôi, nước mắt ở lò luyện huy chương vàng SEA Games 30” đã gây được ấn tượng mạnh đến độc giả, các bức ảnh không chỉ thể hiện tính đa dạng, sinh động, tính tỉ mỉ công phu của các bộ môn, các lứa tuổi. Mà tất cả các bức ảnh đều thể hiện sự cố gắng, nỗ lực từ người huấn luyện viên đến các VĐV, phản ánh chân thật khách quan mọi góc cạnh.

Các VĐV miệt mài tập luyện quyết tâm chinh phục chiếc HCV. Ảnh: Việt Linh

Các VĐV miệt mài tập luyện quyết tâm chinh phục chiếc HCV. Ảnh: Việt Linh

Theo nhà báo Việt Linh: “Trong nhiều lần tôi đến tác nghiệp ở đây, tôi đã dành nhiều thời gian để làm quen nhiều với các huấn luyện viên và VĐV trước khi tác nghiệp, không thực hiện chụp luôn mà để mọi người quen với sự có mặt của mình trước đã. Nghĩa là mình đã có thời gian hỏi thăm, bắt chuyện tạo không khí cởi mở thân thiện, khi các em đã quen với sự có mặt của mình thì mới bắt đầu chụp, lúc này mọi người gần như không còn khoảng cách với nhau nữa”.

Tuy nhiên, ngoài việc làm quen, anh Việt Linh cũng luôn cố gắng quan sát các buổi tập, chú ý đến những thao tác khó nhất mà các vận động đang cố gắng thực hiện. Đó là những điểm rơi, là những lúc các cơ trên cơ thể đều phải làm việc hết công suất, đó những lúc VĐV đạt tới giới hạn trong quá trình khổ luyện.

Phóng viên làm ảnh thể thao đòi hỏi độ nhanh nhạy, không chỉ nắm được những bài tập, đoán trước được những tình huống sẽ xảy ra mà còn phải “bắt” khoảnh khắc đắt nhất của VĐV.

Đúng như tên gọi, bộ ảnh “Mồ hôi, nước mắt ở lò luyện huy chương vàng SEA Games 30” đã toát lên khí thế tập luyện hăng say của các VĐV. Trong loạt ảnh có những bài tập, tư thế có thể là nỗi khiếp sợ của nhiều người, nhưng với những VĐV này lại việc làm thường nhật.

Tác phẩm

Tác phẩm "Nữ vận động viên thể dục dụng cụ tập luyện trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, chuẩn bị cho SEA Games 30" lọt top 10 "Khoảnh khắc Báo chí 2019" do Báo Nhà báo và Công luận tổ chức. Ảnh: Việt Linh

Mất gần một tuần để có một bộ ảnh, nhà báo Việt Linh vẫn cảm thấy mình thật may mắn khi được gặp gỡ, tiếp xúc với những huấn luyện viên tâm huyết, những VĐV dù còn rất nhỏ hồn nhiên vô tư, phải xa gia đình nhưng vẫn giữ được niềm đam mê cháy bỏng. Đằng sau những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt khi khổ luyện của các em là ý chí kiên cường, là nụ cười rạng rỡ hồn nhiên những phút giải lao. Những nụ cười - giọt nước mắt đó như một minh chứng rằng, thành công chỉ có thể đến từ khổ luyện.

Nhớ lại thời điểm đăng bộ ảnh, nhà báo Việt Linh cho rằng: "Qua đây anh không mong muốn cao xa, không áp đặt một điều gì, chỉ đơn giản là được phản ánh chân thực khách quan đời sống của các VĐV. Theo anh đôi khi hạnh phúc của người làm báo chỉ đơn giản được sẻ chia, được đồng cảm với những khó khăn vất vả trong hành trình dành lấy vinh quang".

Lê Tâm

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo