Một bộ quy tắc chung cho tất cả các nhà báo sẽ là không cần thiết

Thứ tư, 13/06/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Đối với riêng vấn đề ứng xử với mạng xã hội, tôi hoàn toàn ủng hộ các toà soạn xây dựng những nguyên tắc ràng buộc đối với cán bộ, phóng viên của mình. Tuy nhiên, một bộ quy tắc chung cho tất cả các nhà báo sẽ là không cần thiết, và có thể trở thành những rào cản hạn chế quyền công dân của các nhà báo”

Nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc kênh VOV giao thông – Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trò chuyện với báo Nhà báo & Công luận xung quanh vấn đề: Có cần thiết phải xây dựng bộ quy tắc của nhà báo trên mạng xã hội?

Nếu có một công cụ để kìm hãm sự “ảo tưởng” của họ thì cũng tốt

+ Dư luận xã hội đã không ít lần lên tiếng bất bình trước việc một số những nhà báo, từ việc xem trang mạng xã hội là nơi được quyền tự do bày tỏ mọi quan điểm cá nhân, đã ra sức lạm dụng để bày tỏ nhiều quan điểm tiêu cực, cái nhìn mang tính chủ quan, thiếu chính xác, suy diễn, tạo nên những ồn ào xã hội không đáng có. Dù sử dụng mạng xã hội dưới danh nghĩa cá nhân nhưng khi phát ngôn trên mạng xã hội, cộng đồng sẽ hiểu đấy là quan điểm của nhà báo, và ít nhiều là quan điểm của cơ quan báo chí nơi nhà báo đó đang làm việc. Quan điểm của anh như thế nào về vấn đề này?

- Chúng ta đang sống trong một nhà nước pháp quyền, với nguyên tắc đầu tiên là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà báo, với tư cách công dân có quyền sử dụng mạng xã hội như một công dân, và họ chịu trách nhiệm trước pháp luật trước những phát ngôn của mình trên mạng xã hội. 

Hiện tại, hệ thống pháp luật của chúng ta không thiếu các quy định, chế tài để điều chỉnh các hành vi lạm dụng quyền tự do, dân chủ để phát ngôn sai sự thật, gây tổn hại tới tổ chức, cá nhân. Tôi nghĩ, vấn đề kiểm soát phát ngôn trên mạng xã hội của nhà báo hoàn toàn có thể được điều chỉnh trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành. Sẽ không có việc hiểu lầm nếu như chúng ta nhìn nhận nhà báo bình đẳng trước pháp luật như mọi công dân.

+ Sẽ không có việc hiểu lầm nếu như chúng ta nhìn nhận nhà báo bình đẳng trước pháp luật như mọi công dân. Nhưng có một số nhà báo lại “ảo tưởng về quyền lực phát ngôn”, có hiện tượng định hướng dư luận trên môi trường mạng dẫn đến những hậu quả khó lường, thưa anh? 

- Câu hỏi này rất thú vị ở chỗ đặt ra vấn đề ảo tưởng quyền lực của nhà báo. Hiện tượng đó là có, và khá phổ biến. Song, đối với những người ảo tưởng thì họ sẽ luôn ảo tưởng, bằng cách này hoặc cách khác, dù có phải nhà báo hay không. Tất nhiên, nếu có một công cụ để kìm hãm sự ảo tưởng của họ thì cũng tốt. Trên thực tế thì công cụ đó đã sẵn có, nhưng chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Ví dụ nếu như ai đó định hướng dư luận bằng thông tin sai, thất thiệt, nếu ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức... thì các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đó hoàn toàn có thể kiện, hoặc tố cáo người đó. Nếu người đó là nhà báo, anh ta, hoặc chị ta còn phải chịu thêm các tình tiết tăng nặng. Tôi nghĩ rằng công cụ pháp lý của chúng ta hiện nay đủ mạnh để làm việc này, song nó ít được sử dụng. Một phần vì người dân chưa quen với việc tiếp cận các quyền của mình, phần nữa là vì ngại va chạm, ngại đáo tụng đình.

Báo Công luận
 

Phải tuân thủ luật chơi, hay các quy tắc của toà soạn

+ Trên thực tế, nhiều tờ báo lớn tại Mỹ và phương Tây đã chủ động tạo nên những bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà báo của mình. Còn các cơ quan báo chí tại Việt Nam thì sao? Anh nhìn nhận thế nào về tính cần thiết phải xây dựng Bộ quy chế ứng xử trên mạng xã hội chung cho các nhà báo Việt Nam cũng như riêng của từng Tòa soạn?

- Các bộ quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức thuộc về phạm trù văn hoá của các tổ chức, doanh nghiệp. Tôi biết có nhiều tờ báo lớn trên thế giới từ lâu đã có những bộ quy tắc đạo đức cho nhân viên của mình, từ khi chưa có mạng xã hội. Đó là điều cần thiết. Bởi khi anh đứng trong một tổ chức, doanh nghiệp, hay một tờ báo nào đó thì anh cần phải tuân thủ các nội quy của tổ chức, doanh nghiệp, tờ báo đó, như một phần của hợp đồng lao động. 

Đối với riêng vấn đề ứng xử với mạng xã hội, tôi hoàn toàn ủng hộ các toà soạn xây dựng những nguyên tắc ràng buộc đối với cán bộ, phóng viên của mình. Bộ quy tắc riêng đó  sẽ có ích, cũng như đảm bảo sự tự nguyện tuân thủ của nhà báo, như tuân thủ hợp đồng lao động của mình với toà soạn. 

Tuy nhiên, một bộ quy tắc chung cho tất cả các nhà báo sẽ là không cần thiết vì đó chắc chắn sẽ là một rào cản, hay nói cách khác là cái vòng kim cô, hạn chế quyền công dân của các nhà báo, quyền nói lên tiếng nói phản biện của họ.

+ Anh có nói rằng, bộ quy tắc riêng trong tòa soạn là cần thiết nhưng làm thế nào để trở thành những nội quy mang tính tự nguyện cho người làm báo là chuyện không dễ thưa anh?

- Việc quy định như thế nào là vấn đề, và nhu cầu của mỗi toà soạn. Các toà soạn biết mình cần gì, muốn gì, họ sẽ biết phải yêu cầu cán bộ phóng viên của mình ứng xử ra sao cho phù hợp với lợi ích của toà soạn. 

Tôi nghĩ rằng đã là quy tắc của toà soạn thì dù muốn, dù không, thì các nhà báo cũng phải tuân thủ khi là nhân sự do toà soạn đó quản lý. Việc thực hiện các quy tắc đó phải là một phần trong hợp đồng lao động của toà soạn đối với người lao động (ở đây là nhà báo).

 Bởi không có ai bắt nhà báo đó phải ký hợp đồng lao động với tờ báo mà có những quy tắc anh không muốn thực hiện. Nhưng khi anh đã ký hợp đồng lao động thì anh phải tuân thủ luật chơi, hay các quy tắc của toà soạn.

+ Vâng, xin cảm ơn anh!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo