Một số chính sách chương trình phục hồi kinh tế hiện còn... trên giấy

Thứ sáu, 25/03/2022 13:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn 2 tháng triển khai, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đã mang lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, một số chính sách hiện giờ vẫn còn đang nằm trên giấy, các đối tượng cần hỗ trợ vẫn đang mòn mỏi chờ hướng dẫn.

Đầu năm 2022, nhằm phục hồi kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua đại dịch COVID-19, Quốc hội và Chính phủ đã có chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, với gói hỗ trợ lớn chưa từng có, lên tới 350.000 tỷ đồng.

Sau hơn 2 tháng triển khai, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đã mang lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, một số chính sách hiện giờ vẫn còn đang nằm trên giấy, các đối tượng cần hỗ trợ vẫn đang mòn mỏi chờ hướng dẫn.

Chương trình phục kinh tế - xã hội liệu có lỗi thời

Tại Diễn đàn Đầu tư - Kinh doanh “Tăng tốc tiếp sức doanh nghiệp” diễn ra vào sáng 25/3, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đã đến kịp lúc, sau 2 năm Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.

mot so chinh sach chuong trinh phuc hoi kinh te hien con tren giay hinh 1

Sau hơn 2 tháng triển khai, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đã mang lại một số hiệu quả nhất định.

Đặc biệt hơn nữa, trong bối cảnh chương trình này ra đời, thế giới đã có nhiều sự kiện bất ngờ, không thể dự đoán từ trước. Đơn cử như các quốc gia phát triển thắt chặt các chương trình hỗ trợ, hoặc mới đây là chiến sự tại Ukraine. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới kinh tế thế giới.

“Năm 2021, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến thế giới phải đối mặt với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là các sản phẩm nhiên, nguyên vật liệu. Thế nhưng, sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, kèm theo đó là các lệnh trừng phạt chưa từng có giữa phương Tây và Nga đã khiến tình trạng đứt gãy này trở nên tồi tệ hơn”, TS Võ Trí Thành nói.

Mặc dù Nga và Ukraine không phải là đối tác thương mại quan trọng với Việt Nam, nhưng chiến sự Ukraine lại tác động gián tiếp tới yếu tố trong kinh tế. Trong đó, lạm phát là mối nguy lớn nhất.

“Thực tế, năm ngoái, Việt Nam đã đối mặt với áp lực lạm phát. Thế nhưng, năm 2022, áp lực lạm phát này lớn hơn nhiều, ngoài ảnh hưởng từ địa chính trị, Việt Nam còn phải đối mặt với lạm phát sau các chương trình phục hồi kinh tế”, ông Thành nói.

Đồng tình với nhận định này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Khi xây dựng chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, Việt Nam đã xây dựng nhiều kịch bản và tính đến một số bất ổn có thể xảy ra, ngoài đại dịch COVID-19. 

Theo ông Hiếu, thực tế, chiến sự tại Ukraine được coi là một yếu tố bất ổn không được dự báo từ trước. Khi xây dựng chương trình phục hồi, sự bất ổn tại quốc gia này cũng chưa được tính toán đến. Tuy nhiên, các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng chương trình phục hồi đã có một số giả thuyết tương tự. Từ đó, các đơn vị làm chương trình phục hồi sẽ có những giải pháp đối phó với tình cảnh đó.

Một số quan điểm cho rằng, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ thông qua đang có nguy cơ lỗi thời, khi thế giới đang có nhiều biến động khôn lường.

Không đồng tình với nhận định này, ông Phan Đức Hiếu khẳng định, chương trình phục hồi không hề lỗi thời. Vì trong chương trình này, Chính phủ đã có giải pháp trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, thì kết hợp linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, đảm bảo kinh tế vĩ mô.

“Công bằng mà nói, ảnh hưởng của chiến sự Ukraine đối với kinh tế Việt Nam tương tự sự tác động của đại dịch COVID-19 trong năm 2 qua. Chúng đều tạo ra đứt gãy chuỗi cung ứng, đều khiến chi phí đầu vào tăng, đe dọa kinh tế vĩ mô. Chỉ khác, chiến sự tại Ukraine có sự cộng dồn với ảnh hưởng với nền tảng đại dịch đã sẵn có, khiến quy mô, tác động lớn hơn. Do đó, các chương trình phục hồi vẫn rất thời sự”, ông Hiếu khẳng định. 

Một số chính sách hiện giờ vẫn còn đang nằm trên giấy

Trên thực tế, 4 gói hỗ trợ trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội được thiết kế để phá giải những tác động hậu COVID-19, như đứt gãy chuỗi cung ứng, hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc, hỗ trợ đầu tư công,... 

Khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, các tác động tiếp tục gây ra áp lực cho việc đảm bảo nền kinh tế vĩ mô. Vì vậy, các chương trình phục hồi kinh tế - xã hội ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

mot so chinh sach chuong trinh phuc hoi kinh te hien con tren giay hinh 2

Một số chính sách hiện giờ vẫn còn đang nằm trên giấy, các đối tượng cần hỗ trợ vẫn đang mòn mỏi chờ hướng dẫn.

“Không thể phủ nhận rằng, ngay cả Thủ tướng Chính phủ cũng đang rất sốt ruột, chờ đợi các hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế. Trong 2 tháng sau khi ban hành, Thủ tướng đã có có 2 công điện khẩn yêu cầu triển khai các chương trình này”, ông Hiếu cho biết.

Thực tế, một số chính sách trong chương trình phục hồi được thực thi từ rất sớm, như chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 2%. Chính sách này không chỉ giúp người dân bớt gánh nặng chi phí sinh hoạt, mà nó còn giúp nhiều doanh nghiệp giảm gánh nặng về tài chính. Bởi, bản thân các doanh nghiệp cũng là một người tiêu dùng.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có nhiều chính sách cho tới nay vẫn đang nằm trên giấy. Ngay cả khi chương trình phục hồi đã được thông qua 2 tháng, nhiều chính sách vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, chờ được triển khai.

Như vậy, ông Phan Đức Hiếu thẳng thắn bày tỏ quan điểm, một số chính sách không làm kịp thời đã làm giảm hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.

Ông Hiếu lấy ví dụ, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, nếu đặt trong bối cảnh 2 tháng trước, việc triển khai chính sách rất cần thiết, vì doanh nghiệp nào cũng thiếu hụt lao động. Nếu có chính sách này sẽ là một động lực kéo lao động đi làm trở lại. 

“Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dù nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, nhưng nó không còn cấp thiết như 2 tháng trước. Điều này cho thấy, nếu chính sách này được thông qua trong thời điểm này, hiệu quả cũng có nhưng không nhiều”, ông Hiếu khẳng định.

Bên cạnh đó, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội con còn chia sẻ, hiện nay, một số doanh nghiệp đang sợ hãi trước các chương trình phục hồi kinh tế- xã hội. Họ sợ khi triển khai bị sai, dẫn tới bị phạt. Từ đó, tạo thành áp lực cho doanh nghiệp. Vì vậy, ông Hiếu nhận mạnh, việc tổ chức triển khai chính sách không tạo ra hiệu ứng ngược, đây là điều rất quan trọng.

Cuối cùng, vấn đề theo ông Hiếu là chưa được đó là sự thiếu bình đẳng, nhất quát việc triển khai chính sách hỗ trợ giữa địa phương này với địa phương khác. Điều này tạo ra tâm lý méo mó trong cộng đồng doanh nghiệp.

“Hiện nay có hiện tượng, doanh nghiệp của địa phương này được nhận hỗ trợ hơn địa phương kia, được nhận thông tin nhiều hơn, từ đó tạo ra sự méo mó trong chính sách. Vì vậy, tôi cho rằng việc thực thi chính sách cần nhất quán đi kèm theo đó là sự cấp thiết, để tạo ra sự minh bạch, công bằng”, ông Hiếu nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô