Một số vấn đề về định hướng chiến lược phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Thứ sáu, 03/04/2015 13:14 PM - 0 Trả lời

Một số vấn đề về định hướng chiến lược phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

(NB&CL) - Việc xây dựng Chiến lược phát triển dài hạn không đơn giản chỉ là “quyền”, một nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý mà còn là một “nhiệm vụ” của BHTGVN. Tại Khoản đầu tiên của Điều 13 Luật BHTG đã quy định: “BHTGVN xây dựng chiến lược phát triển BHTG để NHNN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện”. Trong bối cảnh Luật BHTG vừa có hiệu lực vào đầu năm 2013, BHTGVN cần có những thảo luận kỹ lưỡng để xác định: i) hướng tiếp cận xây dựng Chiến lược và ii) các nội hàm của Chiến lược phát triển làm cơ sở trình lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian tới.
 
 Báo Công luận
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị.
 
Hướng tiếp cận xây dựng Chiến lược
- Chiến lược cần phù hợp với văn bản pháp lý hiện hành, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như của ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, Chiến lược cũng cần có độ mở làm tiền đề cho sự phát triển của BHTGVN trong tương lai. 
 
- Chiến lược cần nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đại diện lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo NHNN trong các chương trình hội nghị, làm việc với BHTGVN. 
 
- Quá trình thảo luận xây dựng Chiến lược cần được thực hiện trên diện rộng: trong nội bộ của BHTGVN, xin ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm chuyên sâu. Việc xin ý kiến rộng rãi, tiếp thu nghiêm túc các ý kiến góp ý có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phê duyệt cũng như triển khai Chiến lược.
 
- BHTGVN xác định trong trung hạn (5 năm tới) sẽ là giai đoạn tích lũy, củng cố năng lực tài chính, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phát triển ổn định bền vững; từ đó tạo đà cho bước phát triển đột phá hơn trong tương lai. 
 
- Về hình thức chiến lược, cần xác định Chiến lược sẽ được thể hiện theo mẫu của một tổ chức quốc tế hay theo cách thức thể hiện truyền thống của một số Chiến lược phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian gần đây?. Để thuận lợi cho quá trình phê duyệt, có thể nghiên cứu kỹ các nội dung của một chiến lược phát triển hiện tại, từ đó thể hiện dưới hình thức văn bản chiến lược đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam.
 
Về các nội hàm của Chiến lược phát triển BHTGVN Mục tiêu tổng quát (Tầm nhìn)
Trong giai đoạn tới, BHTGVN xác định mục tiêu tổng quát là “Hoạt động theo mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, trở thành công cụ chính sách hữu hiệu góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chung ngành ngân hàng”. Có hai điểm trọng yếu trong Mục tiêu tổng quát này:
 
- Thứ nhất, BHTGVN đã triển khai nghiên cứu “Bộ nguyên tắc cốt lõi phát triển hệ thống BHTG hiệu quả” do Hiệp hội BHTG quốc tế và Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ban hành, trong đó đã đánh giá các điểm đã đạt được, các điểm còn cần hoàn thiện để trở thành một “tổ chức BHTG hiệu quả”. Vì vậy, hoạt động theo mô hình tổ chức BHTG hiệu quả là mục tiêu có tính tổng quát cao, có nội hàm rõ ràng và đã được cân nhắc kỹ lưỡng,
 
- Thứ hai, BHTGVN xác định tổ chức được thành lập bởi ngành ngân hàng, các đối tượng có liên quan trực tiếp đến chính sách BHTG đều gắn với ngành ngân hàng (người gửi tiền, TCTD, cơ quan quản lý nhà nước); vì vậy, BHTGVN hướng tới trở thành công cụ chính sách hữu hiệu góp phần vào thành công của ngành ngân hàng, qua đó đạt được thành công của tổ chức.
 
Định hướng về hoạt động nghiệp vụ
- Tập trung thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức BHTG đã được quy định trong Luật BHTG và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật như thu phí, chi trả, kiểm tra, giám sát; tích lũy kinh nghiệm, chứng minh vai trò, năng lực của BHTGVN từ đó có thể được giao thẩm quyền mở rộng hơn.
 
- Đối với các nội dung còn quy định mở trong văn bản pháp lý hiện hành (như hệ thống phí phân biệt, hạn mức trả tiền bảo hiểm): nghiên cứu đề xuất theo hướng bảo vệ tốt hơn người gửi tiền và góp phần tích cực hơn trong việc đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý các nội dung của chính sách BHTG có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được thực hiện đồng bộ. Ví dụ, việc tăng hạn mức cần gắn với việc nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN, đáp ứng đủ yêu cầu chi trả khi cần thiết. Việc triển khai hệ thống phí phân biệt cần gắn với năng lực và quyền hạn trong việc giám sát, đánh giá rủi ro, phân loại các tổ chức tham gia BHTG.
 
- Trong thời gian trước mắt, hướng các hoạt động nghiệp vụ BHTG hiện đại (giám sát rủi ro, tái cấu trúc hoạt động) vào các tổ chức tham gia BHTG quy mô nhỏ như các QTDND cơ sở, tổ chức tài chính vi mô. Trên cơ sở đó, tích lũy kinh nghiệm để được giao nhiệm vụ đối với các tổ chức tham gia BHTG quy mô lớn hơn vào thời điểm thích hợp.
 
- Trong giai đoạn nền kinh tế và hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, tập trung vào các giải pháp tích lũy, nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN và các chương trình nâng cao nhận thức của công chúng về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng và BHTG. Trên cơ sở đó, xây dựng hình ảnh của BHTGVN là tổ chức công, có đủ năng lực tài chính và hoạt động có trách nhiệm vì mục tiêu chung của ngành ngân hàng và của người dân.
 
Định hướng về hoạt động hỗ trợ hậu cần
- Trên cơ sở nền tảng pháp lý mới về BHTG, nghiên cứu xây dựng một cách đồng bộ các quy chế, quy trình nội bộ điều chỉnh toàn bộ các mảng hoạt động trọng yếu của BHTGVN. Phân định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, các đơn vị trong toàn hệ thống BHTGVN.
 
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ; coi đây là bộ lọc ngay từ khâu tác nghiệp, đảm bảo an toàn cho hoạt động của BHTGVN.
 
- Sử dụng tốt nhất sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các dự án đang được triển khai để thực hiện mục tiêu phát triển chung của tổ chức.
 
- Xây dựng bộ máy tổ chức gắn với chức năng nhiệm vụ của BHTGVN trong từng thời kỳ; nghiên cứu hướng đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ có năng lực, đạo đức, gắn bó với tổ chức tạo thế hệ tiếp nối cho BHTGVN phát triển bền vững.15 năm vừa qua, BHTGVN đã có nhiều bước phát triển tích cực, tạo dấu ấn trong hoạt động ngân hàng, song cũng có không ít thăng trầm, khó khăn thử thách. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm thích hợp để BHTGVN xác định một định hướng chiến lược phát triển ổn định, bền vững; làm nền tảng cho những thành công của tổ chức trong tương lai.
P.V 

Tin khác

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

(CLO) Dù báo lãi cả trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng suốt 5 năm, cổ đông của Nafoods (NAF) không nhận được 1 đồng cổ tức.

Tài chính - Bảo hiểm
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm