Một thời các nhà báo mặc áo lính

Thứ ba, 19/06/2018 10:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/) và cũng là dịp kỷ niệm 56 năm ngày thành lập Khoa Báo chí – Học viện Báo chí Tuyên truyền (1962 -2018), những nhà báo mặc áo lính năm xưa đã tề tựu lại bên nhau để cùng điểm lại sự đóng góp vô giá của các cựu sinh viên nhà trường cho nền báo chí cách mạng nói chung, sự nghiệp báo chí của quân đội nói riêng.

Tháng 10/1969, thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá III, Ban Tuyên huấn Trung ương chỉ đạo Trường Tuyên giáo Trung ương (nay là Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) mở khoá đào tạo chính quy ngành Báo chí - Xuất bản đầu tiên của nước ta

Khoá học 4 năm (1969 - 1973) phần lớn là bộ đội, công an, thanh niên xung phong, công nhân, cán bộ làm báo, biên tập xuất bản và một số học sinh phổ thông đã được rèn luyện, thử thách qua chiến đấu, sản xuất và công tác từ mọi miền đất nước.

Cán bộ giảng dạy của nhà trường là những nhà báo, những cán bộ làm công tác xuất bản có tiếng tăm, giàu kinh nghiệm, cùng các thầy cô giáo Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.  Lớp học còn được các thầy giáo nổi tiếng của Trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm giảng dạy môn văn học và lịch sử. Đó là các thầy: Hoàng Xuân Nhị, Hà Minh Đức, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Lộc, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Hoàng Thiếu Sơn… 

Ngoài ra, các buổi ngoại khoá sinh viên còn được nghe các nhà thơ Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Chính Hữu…nói chuyện, góp phần nâng cao kiến thức và thực tế sinh động cho các nhà báo tương lai.

Báo Công luận
Nhà báo Đậu Ngọc Đản - một trong số 53 sinh viên báo chí được điều động vào chiến trường năm 1972 

Mùa xuân năm 1972, nhà trường điều động cho Tổng cục Chính trị 53 đồng chí học cấp tốc 3 tháng ở lớp phóng viên tiền phương, sau đó tung vào làm phóng viên mặt trận ở Quảng Trị - một chiến trường rất ác liệt lúc bấy giờ.

Ngày 25/5/1972, Đoàn phóng viên tiền phương cấp bậc binh nhì, mũ tai bèo, đeo súng ngắn, máy ảnh…lên xe tải bịt kín bạt, vượt Trường Sơn vào chiến trường Trị - Thiên khói lửa. 

Có lẽ đây là các nhà báo trẻ tuổi nhất, cấp bậc thấp nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ xưa cho đến nay. Nhưng họ mang theo mình cả một câu chuyện khá thú vị. Chẳng hiểu lý do gì mà đoàn xe chở họ vào chiến trường lại được kẻ địch quan tâm theo dõi đến thế. Đoàn đi đến đâu là được Đài Quân đội Việt Nam Cộng hoà (nguỵ) đưa tin, đánh động đến đó!

Tất cả 53 đồng chí đều được phân công vào các sư đoàn chủ lực 304, 308,312,320, 324, 325. Họ thật sự là những nhà báo mặc áo lính. Những tin bài, ảnh của họ rất sinh động, đầy ắp không khí chiến đấu, được chuyển về các báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân dân, Phát thanh Quân đội Nhân dân qua nhiều kênh như đường quân bưu, qua các thủ trưởng ra họp hành, công tác ở Hà Nội.

Kết thúc khoá học và sau khi đã được trui rèn qua chiến đấu, tất cả các nhà báo chiến sỹ đều được phân công về các cơ quan thông tấn báo chí, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.

Một vinh dự lớn lao là, trong chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975, ở đâu cũng có mặt các nhà báo- chiến sỹ, sinh viên của nhà trường bổ sung vào quân đội năm ấy. Tất cả 5 cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn có khá đông phóng viên là học viên Báo chí – Xuất bản của Trường Truyên giáo Trung ương hồi đó.

Trên hướng Tây Bắc có Lê Trung Đạo, Lê Viết Lung, Nguyễn Xuân Điển, Dương Văn Xuyến (Báo Binh đoàn Quyết Thắng - Quân đoàn 1). Hướng Đông Bắc có Nguyễn Đức Thiện, Quốc Việt, Đinh Hữu Ngợt ( Báo Binh Đoàn Hương Giang - Quân đoàn 2). Hướng Bắc có Nguyễn Đắc Sinh, Lê Thanh, Trần Kim Dung, Nguyễn Mạnh Tuấn (Báo Binh đoàn Tây Nguyên - Quân đoàn 3). Hướng Đông Nam có Đỗ Xuân Trường, Vũ Hồng Hưng, Đỗ Đình nghiệp, Nguyễn Ngọc Quỳnh (báo Binh đoàn Cửu Long – Quân đoàn 4). Hướng Tây Nam, từ Đồng Tháp Mười lên có Vũ Đạt, Thiều Quang Biên (Báo Quân Đội nhân dân). Từ miền Đông Nam Bộ đổ xuống có Hoàng Huân, Nguyễn Văn Sum, Đỗ Tất Thắng, Trần Đình Bá, Lê Nhật, Việt Ân, Cầm Hùng (Báo Quân giải phóng miền Nam).

Báo Công luận
Bức ảnh quý: Chiếc xe tăng quân giải phóng đầu tiên tiến vào Dinh độc Lập trưa ngày 30/4/1975  là của phóng viên Ngọc Đản

Từ miền Bắc đi theo các quân đoàn ở hậu phương vào các chiến dịch có Ngọc Đản, Hoàng Thiểm (Phòng Thông tấn quân sự); Khánh Toàn (Buổi Phát thanh Quân giải phóng miền Nam - Đài Phát thanh Giải phóng); Nguyễn Hải Chinh (phóng viên  Thông tấn quân sự Trị - Thiên – Huế). Tại khu 5, khi tiến vào giải phóng Đà Nẵng có Nguyễn Duy Quyền, Nguyễn Khắc Thông, Nguyễn Tuấn, Vũ Mạnh Long, Phạm Văn Rục, Minh Quang, Phí Văn Chiến (Báo Quân Giải phóng miền Trung Trung Bộ). Trong 8 người vào khu 5 thì Phạm Quang Dụ hy sinh tháng 12/1974, trước khi mùa xuân đại thắng mở màn. Nhiều người trong số đó, sau này trở thành những nhà báo lớn, những cây bút uy tín của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Kết thúc bài viết này, chúng tôi xin trích lời nhận xét của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Từ chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975 giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu và sau này trên trận địa bảo vệ biên giới Tây – Nam; biên cương phía Bắc; cùng suốt 10 năm quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, các nhà báo- chiến sỹ ra đi từ Trường Tuyên giáo Trung ương đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, xông xáo, năng nổ, hoạt động có hiệu quả. Những biên tập viên xuất bản của quân đội cũng đã trưởng thành nhanh chóng. Xin cảm ơn nhà trường đã bổ sung cho quân đội một lực lượng nhà báo và cán bộ biên tập xuất bản đáng quý như thế.

Tổ quốc, nhân dân và quân đội ta luôn ghi nhận công lao to lớn của các nhà báo – chiến sỹ đó.

Khắc Hiển- Hữu Dật

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo