Mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 18%: Liệu có khả thi?

Chủ nhật, 23/07/2017 15:42 PM - 0 Trả lời

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 đạt 18%. Theo Phó Thống đốc NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng đã nhận định năm nay nền kinh tế sẽ gặp nhiều thách thức, nhất là diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới tác động tới kinh tế trong nước, NHNN sẽ kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN nên đặt mục tiêu vừa phải, 18% là cao.

(CLO)  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 đạt 18%. Và theo Phó Thống đốc NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng đã nhận định năm nay nền kinh tế sẽ gặp nhiều thách thức, nhất là diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới tác động tới kinh tế trong nước, NHNN sẽ kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN nên đặt mục tiêu vừa phải, 18% là cao. [caption id="attachment_174409" align="aligncenter" width="1418"]Báo Công luận Các nhà đầu tư nên bình tĩnh, tỉnh táo. NHNN nên đặt mục tiêu vừa phải, 18% hiện nay đã là cao. (Ảnh internet)[/caption] NHNN nên đặt mục tiêu vừa phải Tại buổi Toạ đàm về kinh tế vĩ mô do Bizlive vừa tổ chức, TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, tín dụng tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm là tín hiệu tích cực, tăng trưởng tín dụng dàn trải cho cả năm, không tăng dồn vào những tháng cuối năm như thường lệ. Đến cuối năm nếu vẫn đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 18% như NHNN mong muốn là điều tốt.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng phải đạt được những yêu cầu về định tính. Theo đó, tăng trưởng tín dụng phải thực chất, tín dụng đó phải đi vào đúng địa chỉ là phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo ra sản phẩm, góp phần vào tăng trưởng GDP.
"NHNN đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18% có cao không? Theo tôi là cao. Nếu năm nay muốn GDP tăng 6,7% thì tăng trưởng tín dụng nên ở mức vào khoảng hơn 17%. Mục tiêu tăng trưởng 18% là cao rồi!", TS Hiếu bày tỏ. Theo ông Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng nói nếu mục tiêu tăng trưởng tín dụng hiện nay 18% vẫn có thể linh hoạt. Ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là quan trọng nhất. Việc giảm lãi suất chủ yếu là cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hệ số rủi ro thấp, không phải cho ngành có rủi ro cao. Tuy nhiên, NHNN vẫn cần có các biện pháp giám sát dòng tiền vào các lĩnh vực rủi ro cao hơn như chứng khoán, bất động sản. Tổng dư nợ cho vay bất động sản ở mức khoảng 8% trên tổng tín dụng, nhưng cho vay tiêu dùng thực chất phần lớn là cho vay bất động sản nên nếu cộng cả con số đó vào phải trên 10% nên việc giám sát cho vay tiêu dùng cũng rất quan trọng. Tác động của việc giảm lãi suất hiện nay có tác động đến nền kinh tế nhưng nhiều khả năng không lớn. Áp lực đối với tỷ giá Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ theo chiều hướng tăng do chính sách tiền tệ của FED và do mức bất cân đối trong cán cân thương mại của Việt Nam. Cộng với áp lực các chính sách bên ngoài, nhiều khả năng NHNN nên thay đổi chính sách lãi suất 0% cho tiền gửi USD. "Các nhà đầu tư nên bình tĩnh, tỉnh táo. NHNN nên đặt mục tiêu vừa phải, 18% hiện nay đã là cao", ông Thành nhấn mạnh.
Phải cẩn trọng Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, thị trường chứng khoán mấy ngày hôm nay giảm điểm, cho thấy thị trường vẫn chưa ổn định, nếu khối ngoại rút ra thì thị trường sẽ có biến động mạnh.
Bên cạnh đó cũng có hàng chục nghìn doanh nghiệp cũng khởi nghiệp và đăng ký mới. "Tôi đồng ý rằng tiền tệ là vấn đề rất quan trọng. Nhưng như chúng ta thấy 600 nghìn tỷ nợ xấu và có nguy cơ thành nợ xấu. Con số này nó tương đương với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Nếu chỉ 50% nợ xấu không thu hồi được thì vốn chủ sỡ hữu của các ngân hàng thì sẽ tụt hơn rất nhiều, xuống dưới mức an toàn.  
Nhìn thấy sự tiến triển của nền kinh tế, chúng ta có quyền lạc quan nhưng cũng nên cẩn trọng trong các vấn đề chứng khoán", ông Hiếu nhận định.
Gần đây, có một số ý kiến tăng trưởng tín dụng đến 20% sẽ đẩy kinh tế nước ta đến mức dư thừa tín dụng. Chúng ta nên cẩn trọng về vấn đề tăng trưởng tín dụng. Việc giảm lãi suất theo tôi nghĩ là có tác động.
Tôi nghĩ lãi suất điều hành giảm 0,25% là lãi suất sử dụng trên hệ thống liên ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng hiện không cho nhau vay nhiều, do đó việc sử dụng lãi suất điều hành có tác động nhưng không nhiều.
Còn lãi suất cho vay giảm 0,5% cho các lĩnh vực ưu tiên dĩ nhiên chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đó là vừa và nhỏ, vốn đã rất khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Vì vậy, dù lãi suất có giảm thì họ cũng rất khó khăn trong việc cho vay bởi các ngân hàng còn phải trả lời cổ đông về bài toán rủi ro-lợi nhuận. Rủi ro cao thì lãi suất phải cao chứ.
Theo đó, tôi cho rằng lãi suất không có tác động nhiều nên tôi không xem việc giảm lãi suất là nới lỏng chính sách tiền tệ. 
Nếu FED tăng lãi suất tháng 9 hay tháng 12 tới, lãi suất đồng USD trong nước sẽ tăng. Lãi suất Libor hiện ở mức 1,2%, nhưng con số này có thể tăng tiếp. Rất nhiều khả năng sẽ có một số vốn sẽ tuồn ra nước ngoài để tìm kiếm mức sinh lời cao hơn. Do đó, chúng ta sẽ có áp lực về tỷ giá.
Ngoài ra, nhập siêu từ giờ đến cuối năm nay sẽ cao hơn, có nhiều áp lực hơn. Đến thời điểm nào đó thích hợp thì tôi cho rằng cần điều chỉnh tỷ giá, điều chỉnh lãi suất đồng USD. Nhiều chuyên gia cho rằng, với một nền kinh tế tăng trưởng nhờ vào tín dụng ngân hàng như hiện nay, việc nâng trần tăng trưởng tín dụng để đạt mục tiêu tăng trưởng là cần thiết. Nhưng trước khi quyết định nâng trần tín dụng lên, cần tính toán cụ thể tác động của tăng tín dụng với tăng GDP. Hơn nữa, tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, luồng tín dụng tăng thêm phải chảy vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thêm GDP.

Bảo Quyên

Tin khác

TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 16/5, ông Nguyễn Thành Phát, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 1, TP HCM đã thông tin về việc thí điểm cho thuê vỉa hè tại 11 tuyến đường trên địa bàn quận.

Thị trường - Doanh nghiệp
Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

(CLO) Tặng 35% tiền gói cước, khuyến mại 35% giá trị thẻ nạp, tặng 35.000 điểm Viettel++ cùng hàng ngàn món quà giá trị khi đổi điểm Viettel++ là những ưu đãi Viettel Telecom tung ra nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Thị trường - Doanh nghiệp
Chủ tịch HoREA nhắn nhủ doanh nghiệp bất động sản về bài học 'nhớ đời'

Chủ tịch HoREA nhắn nhủ doanh nghiệp bất động sản về bài học "nhớ đời"

(CLO) Chủ tịch HoREA mong muốn doanh nghiệp bất động sản rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá, nhớ đời để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Bất động sản