Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 khoảng 14%

Thứ hai, 07/01/2019 18:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 7/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo về kết quả hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2019.

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2019, thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tương đương với năm 2018, tức khoảng 14%.Trong đó, tín dụng vẫn được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo kiểm soát rủi ro và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019.

Báo Công luận
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại cuộc họp báo.

Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3,54% (là năm thứ 5 liên tiếp lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%) và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Đến cuối năm 2018, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2017. 

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tín dụng đến cuối năm 2018 tăng khoảng 14% so với cuối năm 2017. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực; trong đó tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý. 

Về điều hành lãi suất, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước là đã phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ; tập trung điều tiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để góp phần giảm chi phí vốn cho tổ chức tín dụng. Mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng năm 2018 về cơ bản ổn định, lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, trung - dài hạn khoảng 9-11%/năm. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, thông suốt, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối. 

Hoạt động tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được đẩy mạnh với nhiều chuyển biến tích cực. Ước tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. 

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, ngành ngân hàng là một trong những ngành chủ động đi đầu ứng dụng các thành tựu của cách mạng 4.0, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng các tiện ích cho khách hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. Đến nay đã có 76 tổ chức triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. 

Về đảm bảo nhu cầu tiền mặt cuối năm. Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ theo dõi sát diễn biến tình hình tiền mặt từng địa phương, tập trung nguồn lực ở mức cao nhất để kịp thời điều chuyển, bổ sung dự trữ. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục chủ trương không đưa tiền mới in mệnh giá nhỏ ra lưu thông, chủ trương này từ năm 2013 đến nay đã giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. 

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và đánh giá kinh tế vĩ mô, tiền tệ năm 2019, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%. Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. 

Theo Phó Thống đốc, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm như bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chủ động, thận trọng, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiện tệ và ngoại hối; kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng theo định hướng đề ra. Chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng hiệu quả. Tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước, triển khai tích cực các biện pháp hạn chế tình trạng đô la hóa trên lãnh thổ, tăng niềm tin vào VND góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và kinh tế vĩ mô. 

Ngoài ra, tiếp tục điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đối với tổ chức tín dụng thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn; chỉ đạo các tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân. 

Trong tái cơ cấu hệ thống, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Đồng thời, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Việc xử lý nợ xấu gắn với triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu để đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững.

Phương Thảo

phuongthao

Tin khác

Giá vé máy bay tăng đột biến vì 'cõng' nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

Giá vé máy bay tăng đột biến vì "cõng" nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

(CLO) Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Việc quản lý giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tài chính - Bảo hiểm
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm