Nhà báo Đồng Viết Thắng - Báo Tây Ninh:

Muốn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, người làm báo phải đọc nhiều, rất nhiều

Thứ ba, 28/06/2022 12:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà báo Đồng Viết Thắng - Báo Tây Ninh, một cây bút chính luận xuất sắc, được nhiều giải báo chí khác nhau, năm nay anh cùng Nguyễn Thị Phương Thuý đoạt Giải C giải Báo chí Quốc gia 2021 với loạt bài “Tôn giáo trong lòng dân tộc, vì dân tộc” ở nội dung Giải Xã luận, Bình luận, Chuyên luận (Báo in).

Để hiểu rõ hơn về quá trình làm nghề cũng như đằng sau những giải thưởng mà nhà báo Đồng Viết Thắng đã có được, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có buổi trò chuyện với anh. 

Làm báo ở địa phương có cơ hội thường xuyên tiếp xúc với người dân, với cơ sở

+ Làm báo ở địa phương nhưng lại đoạt khá nhiều giải thưởng cao quý nhiều năm nay như Giải Búa liềm vàng, Giải báo chí Quốc gia,... Anh có thể chia sẻ đôi điều về những kinh nghiệm để có được những thành quả ấy, thưa nhà báo?

Nhà báo Đồng Viết Thắng nhận Giải Búa Liềm vàng

Nhà báo Đồng Viết Thắng nhận Giải Búa Liềm vàng

Tôi đoạt giải Búa liềm vàng 2 năm liên tục, Giải báo chí về thông tin đối ngoại, năm nay là Giải báo chí Quốc gia và một số giải thưởng khác… Trong những ngày tháng tác nghiệp, tôi thấy rằng, làm báo ở địa phương thuận lợi ở chỗ người làm báo có cơ hội, gần như thường xuyên tiếp xúc với người dân, với cơ sở để tìm hiểu, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, mong mỏi của người dân đối với đất nước, với chế độ. Điều đó đem lại nhiều thông tin hữu ích đối với người làm báo.

Nhưng làm báo ở tỉnh lẻ cũng có những hạn chế, nhất là khi viết về đề tài có tính lý luận, tính phổ quát, tính hàn lâm vì ở địa phương thiếu đội ngũ chuyên gia trong một số lĩnh vực để người làm báo tham khảo ý kiến.

Tuy nhiên, để viết tốt về thể loại chính luận, ngoài sở trường riêng, phóng viên cần có kiến thức nền, đọc nhiều, tìm hiểu nhiều, khả năng tổng hợp, đối chiếu, phân tích, đánh giá thông tin phải thật sự xuất sắc.

Sự xuất hiện của báo điện tử và mạng xã hội khiến cho dòng chảy thông tin trở nên dễ dàng hơn, bởi tính chất toàn cầu, không biên giới. Lợi dụng sự phát triển của công nghệ và nền tảng mạng xã hội, không ít người, xuất phát từ nhiều động cơ, nguyên nhân khác nhau, lúc âm thầm, khi ào ạt, cấp tập đưa ra những thông tin sai sự thật hoặc thông tin chỉ đúng một phần. Đây chính là chiêu trò xuyên tạc, bóp méo và ở cấp độ cao hơn là bịa đặt thông tin hết sức trắng trợn.

Vấn đề đặt ra đối với những người làm báo nói chung, hệ thống báo Đảng nói riêng là làm gì, làm như thế nào để có thể góp phần vào việc “vạch mặt chỉ tên” và qua đó “giải nọc độc thông tin”?

+Mặc dù vậy, cũng vẫn có ý kiến cho rằng, người làm báo chỉ là người đưa tin... Anh nghĩ như thế nào về ý kiến này?

Điều này không sai nhưng chỉ đưa tin thì chưa đủ. Trên thế giới này không một tờ báo nào chỉ đưa tin một cách thuần tuý. Một thời gian dài, có nhiều ý kiến cả trong và ngoài nước luôn nói rằng, chỉ có báo chí cách mạng mới đặt nặng tính tuyên truyền, còn báo chí phương Tây chỉ thuần túy thông tin. Đây thực ra là một ngộ nhận.

Báo chí phương Tây, kể cả Mỹ, xứ sở được coi là tự do báo chí hàng đầu thế giới, những người làm báo ở đây qua bài viết, họ vẫn thực hiện nghệ thuật tuyên truyền. Vấn đề ở chỗ, nghệ thuật tuyên truyền như thế nào và tuyên truyền cho ai.

Nhà báo lão thành cách mạng Hữu Thọ (1932-2015), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương)… đã có lần phát biểu về nghề báo rằng, một bài báo nếu viết xong ai đọc cũng hài lòng thì đó là một bài báo thất bại. Ông còn nhấn mạnh vai trò của nhà báo, đại ý nhà báo cũng là công dân, vì thế người dân mong chờ có tiếng nói của nhà báo trong tác phẩm. Ý ông muốn nói, là nhà báo, anh phải nói lên tiếng nói của mình chứ không chỉ cầm cái máy ghi âm ghi lại lời ông bà đó nói thế này thế nọ rồi về chép lại là xong.

Khó có thể thống kê chính xác nhưng cứ nhìn vào mặt báo thì không khó để nhận ra, phần lớn nội dung đăng trên báo mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin thuần túy. Điều này giải thích vì sao, trên báo chí chính thống ngày càng thưa thớt, thậm chí vắng bóng những bài viết chuyên sâu, những bài viết có tính chiến đấu. Mặt trận đấu tranh tư tưởng, đấu tranh với cái sai trái lệch lạc, thay vì là nhiệm vụ chính của báo chí, thì trận địa này đã được di chuyển sang mạng xã hội.

Nhưng vấn đề ở chỗ, mạng xã hội, dù có ưu thế vượt trội song vẫn không phải là một kênh thông tin chính thống. Những người viết trên đó, không phải không có người giỏi, uyên bác nhưng mặt khác cũng cho thấy, nhiều bài viết trên mạng mang tiếng là làm nhiệm vụ đấu tranh nhưng nội dung lại giản đơn, một chiều, chất lượng thấp.

"Nói phải củ cải cũng nghe"

Nhà báo Đồng Viết Thắng: Muốn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, “nói phải củ cải cũng nghe”, người làm báo phải đọc nhiều, rất nhiều. Không đọc, không nghiên cứu, không đối chiếu, không kiểm chứng thông tin, dứt khoát không thể bác bỏ được họ.

Nhà báo Đồng Viết Thắng: Muốn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, “nói phải củ cải cũng nghe”, người làm báo phải đọc nhiều, rất nhiều. Không đọc, không nghiên cứu, không đối chiếu, không kiểm chứng thông tin, dứt khoát không thể bác bỏ được họ.

+ Nhưng thưa anh, bác bỏ những thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, thậm chí bịa đặt cũng là một trong những nhiệm vụ của những người làm báo chính thống hôm nay?

Đúng vậy. Trong trường hợp này, những người làm báo chính thống cần lên tiếng, “điểm mặt” những thông tin sai trái đó. Muốn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, “nói phải củ cải cũng nghe”, người làm báo phải đọc nhiều, rất nhiều. Không đọc, không nghiên cứu, không đối chiếu, không kiểm chứng thông tin, dứt khoát không thể bác bỏ được họ. Đây vừa là đặc điểm vừa là yêu cầu số một đối với những người làm báo viết thể loại chính luận, vẫn quen gọi bằng cái tên “bút chiến”.

+Bài bình luận, khác hoàn toàn với thể loại tin tức hay phản ánh thuần tuý. Trong quy định chế độ nhuận bút, thể loại này cũng được quy định trả nhuận bút cao nhất. Với anh, điều gì ở thể loại này hấp dẫn anh?

Bình luận là sự kết hợp của nhiều yếu tố: nguồn tin đã được phối kiểm, góc nhìn (phong cách) của nhà báo, tri thức của nhà báo và quan điểm của tờ báo. Bài bình luận là thể bài đứng trên sự kiện, soi rọi sự kiện chứ không phải đi tìm sự kiện xem có hay không. Người ta chỉ viết bình luận khi thông tin đã được khẳng định gần như chắc chắn. Không phải tự nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước sau như một luôn coi báo chí là một mặt trận.

Đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ sự thật còn một cái khó khác, như lời của một kỹ sư, một nhà văn đang sinh sống ở TP Hồ Chí Minh nhận định, “cầm bút trong địa hạt này đôi khi như người đi giữa hai làn đạn”. Ý muốn nói, khi bị vạch mặt, những người thiếu thiện chí, những thế lực hắc ám, không thích, đó là một lẽ. Nhưng ngay cả những người đang làm công tác trong lĩnh vực báo chí của nhà nước hoặc quan chức biến chất, “tự diễn biến, tự chuyển hoá” cũng không mấy thiện cảm, thậm chí họ dùng những từ ngữ không thể nặng nề hơn với những ngòi bút viết chính luận. Đây chính là loại người hai mặt. Bên ngoài, trong công việc hàng ngày, họ ra vẻ tuân theo, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, chủ trương đường lối nhưng con người thật của họ không phải như vậy.

+ Các tác phẩm đoạt giải của anh chủ yếu về đề tài chống diễn biến hoà bình, bác bỏ luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Thời gian tới anh tiếp tục tập trung cho đề tài này hay đổi sang hướng khác đa dạng hơn? 

Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.  Tôi đã, đang và sẽ tiếp tục viết về lĩnh vực này một cách khách quan nhất, vì tôn chỉ cao nhất của người làm báo: viết đúng sự thật. Phần vì nhiệm vụ được giao, phần vì lương tâm người cầm bút, thời gian qua tôi không chỉ viết chính luận mà còn ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác. Tôi đã, đang và sẽ tiếp tục làm như vậy. 

Xin cám ơn nhà báo!

Nguyễn Thế (Thực hiện) 

Bình Luận

Tin khác

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo