Muốn huy động vốn doanh nghiệp cần có mô hình kinh doanh khả thi

Thứ hai, 10/09/2018 09:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, một thực tế hiện nay, doanh nghiệp khi gọi vốn đều không nói rõ được tính thực thi của dự án sẽ như thế nào, thời gian hoàn vốn sẽ bao lâu, nếu không thành công sẽ giải quyết bài toán nợ vốn thế nào, cuối cùng là doanh nghiệp có gì để thế chấp khi gọi vốn hay không.

Báo Công luận
 Gọi vốn sao cho hiệu quả là một trong yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp (Ảnh TL)

Về vấn đề này, TS Thái Lâm Toàn, Trưởng văn phòng đại diện khu vực phía Nam Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) cho hay, các nhà đầu tư thường muốn nhìn thấy sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp có gì khác biệt so với các sản phẩm cùng ngành và khả năng phát triển của sản phẩm đó đến đâu. Chính vì vậy, cách thức gọi vốn sao cho hiệu quả là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp.

Cùng quan điểm, ông Mã Thanh Danh, thành viên HĐQT KIDO Group, Chủ tịch Công ty tư vấn quốc tế CIB cũng cho rằng cần có hệ sinh thái kinh doanh trong doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa là cần có sự liên kết của các doanh nghiệp với nhau trong kinh doanh để tạo nên sự tương tác, hỗ trợ nhau trong kinh doanh khi gọi vốn.

“Là những giám khảo vòng sơ tuyển của cuộc thi Shark Tank Việt Nam, tôi nhận thấy để huy động vốn hiệu quả, doanh nghiệp cần có mô hình kinh doanh hiệu quả và khả thi, sau đó cần có việc đội ngũ thực thi chiến lược hiệu quả. Ví dụ như mô hình kinh doanh của Thế giới di động, hay sản phẩm Trà xanh không độ của Dr Thanh… các ý tưởng hoàn toàn có thể copy nhưng việc tạo sự khác biệt mới là quan trọng và cơ sở của thành công. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có tính trung thực, làm đúng theo cam kết thì việc huy động vốn mới…dễ”, ông Danh chia sẻ.

Ngoài câu chuyện gọi vốn, vấn đề pháp lý khi hình thành doanh nghiệp cũng ít người biết đến, chỉ khi sự việc tranh chấp xảy ra, các doanh nghiệp mới tìm tới luật sư. Theo LS.TS Bùi Quang Tín, thành viên Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, CEO Trường Doanh nhân Bizlight, không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng mắc phải, điển hình như câu chuyện của Ba Huân và Vina Capital.

Về góc độ cơ bản, theo LS.TS Bùi Quang Tín thì vấn đề soạn hợp đồng rất cần có sự tư vấn về pháp lý, bởi chỉ cần ngôn ngữ trong hợp đồng thay đổi, ngữ nghĩa cũng có thể thay đổi nếu không đọc kỹ và hiểu kỹ về pháp lý. “Chưa kể, tất cả các chiến lược thực hiện kinh doanh vẫn cần sự tư vấn của pháp luật. Quay lại câu chuyện của Ba Huân, vì muốn phát triển ra thị trường nước ngoài, nhưng sự chuẩn bị vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến “cơm không lành, canh không ngọt” với đối tác, xin hủy đồng”, LS.TS Tín chia sẻ thêm.

 Nguyễn Mạnh

Tags:

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp