Mỹ đặt ra các quy tắc mới cho các đợt IPO của riêng Trung Quốc trên thị trường chứng khoán

Chủ nhật, 01/08/2021 05:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cho biết các công ty Trung Quốc sẽ phải công bố thông tin về việc niêm yết cổ phiếu thông qua một công ty vỏ ngoài Trung Quốc. Động thái này nhằm xóa bỏ lỗ hổng đã được các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc sử dụng trong nhiều năm.

Trụ sở Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ tại Washington.

Trụ sở Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ tại Washington.

Các nhà quản lý chứng khoán Mỹ có kế hoạch yêu cầu thông tin bổ sung từ các công ty Trung Quốc đang tìm cách niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ, cho rằng động thái này sẽ bảo vệ các nhà đầu tư trong nước.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cho biết hôm thứ Sáu rằng các công ty Trung Quốc sẽ buộc phải tiết lộ rõ ràng thông tin rằng việc niêm yết cổ phiếu của các công ty này có thông qua một cấu trúc có tên là Các thực thể có lãi thay đổi, hoặc VIEs, một công ty vỏ ngoài Trung Quốc hay không.

Trong quá khứ, các công ty Trung Quốc đã vượt qua các hạn chế của Bắc Kinh đối với việc niêm yết ở nước ngoài thông qua các thực thể có vỏ bọc như vậy, nhưng không công bố đầy đủ thông tin của các thực thể này.

“Trước những diễn biến gần đây ở Trung Quốc và những rủi ro tổng thể, tôi đã yêu cầu nhân viên tìm kiếm những thông tin cần phải tiết lộ nhất định từ các tổ chức nước ngoài liên kết với các công ty hoạt động tại Trung Quốc trước khi tuyên bố đăng ký IPO của họ có hiệu lực”, Chủ tịch SEC Gary Gensler cho biết.

Chính phủ Trung Quốc trong tháng này cho biết họ đang lên kế hoạch thay đổi quy tắc để cho phép các cơ quan quản lý chặn các công ty trong nước niêm yết ở nước ngoài ngay cả khi những tổ chức này có trụ sở bên ngoài Trung Quốc, một lỗ hổng được các công ty công nghệ lớn của nước này sử dụng trong nhiều năm.

Gensler nói: “Tôi lo rằng các nhà đầu tư bình thường có thể không nhận ra rằng họ đang nắm giữ cổ phiếu của trong một công ty vỏ bọc hơn là một công ty điều hành có trụ sở tại Trung Quốc.”

Động thái của SEC được đưa ra trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ các nhà lập pháp Mỹ, những người đã thông qua luật như Đạo luật về trách nhiệm giải trình các công ty nước ngoài như một cách để buộc các công ty Trung Quốc cải thiện các tiêu chuẩn công bố thông tin.

Nó cũng diễn ra một ngày sau khi một nhóm các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa gửi một lá thư kêu gọi Gensler hành động để ngăn chặn những thiệt hại như những thiệt hại mà các cổ đông của Didi Global phải gánh chịu, những người có cổ phiếu rơi vào vòng xoáy sau khi Bắc Kinh bắt đầu cuộc điều tra về công ty ngay sau khi nó được niêm yết công khai tại Mỹ.

Andrew Bishop, trưởng bộ phận nghiên cứu chính sách toàn cầu của Signum Global Advisors cho biết: “Động thái của SEC có lẽ là cách tích cực nhất với thị trường hiện nay. Nếu SEC không hành động nhanh chóng, Quốc hội rất có thể sẽ tiến hành ban hành luật, điều này sẽ tạo ra nhiều rào cản lâu dài và khó vượt qua hơn đối với các đợt IPO của Trung Quốc trong tương lai tại Mỹ.”

Yêu cầu công bố thông tin mới hôm thứ Sáu có nghĩa là các công ty Trung Quốc phải tuyên bố rõ ràng rằng cổ phiếu của họ sẽ được bán thông qua một công ty vỏ bọc. Các công ty niêm yết sẽ mô tả rõ ràng các công ty vỏ bọc cùng với công ty điều hành có trụ sở tại Trung Quốc và làm rõ các mối liên hệ tài chính của họ với các nhà đầu tư.

Mỹ cũng sẽ yêu cầu các công ty niêm yết nêu rõ những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải trong trường hợp chịu áp lực pháp lý từ chính phủ Trung Quốc.

Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cần tiết lộ liệu các nhà chức trách Trung Quốc đã chấp thuận hay từ chối đơn đăng ký của họ để niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ, cũng như những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc sẽ từ chối niêm yết.

Các công ty niêm yết cũng sẽ phải tuyên bố rằng trong trường hợp vi phạm các quy tắc kiểm toán của Mỹ mà các công ty Trung Quốc không giao các bản kiểm toán của họ cho các cơ quan quản lý Mỹ kiểm tra, kết quả là cổ phiếu của họ có thể bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch.

Gensler cho biết ủy ban cũng sẽ bắt đầu xem xét bổ sung hồ sơ của các công ty có hoạt động quan trọng ở Trung Quốc.

Các hiệp hội chứng khoán và thương mại Mỹ đã hoan nghênh động thái này và thúc giục các nhà quản lý tiến hành sát sao hơn nữa.

Chris Iacovella, giám đốc điều hành tại Hiệp hội Chứng khoán Hoa Kỳ, đại diện cho các công ty dịch vụ tài chính trong khu vực và những người về hưu ở Mỹ, cho biết, “Quyền tiếp cận của Trung Quốc vào thị trường vốn Mỹ phải chấm dứt”

Hiệp hội cũng cho biết SEC cần phải hành động để buộc các sàn giao dịch hủy bỏ tất cả các công ty Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc của Mỹ.

Họ cũng thúc giục Hạ viện thông qua một dự luật - Đạo luật về trách nhiệm giải trình cho các công ty nước ngoài - cho phép các cơ quan quản lý loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi thị trường vốn Mỹ nhanh chóng hơn. Luật hiện hành được ký thành luật vào tháng 12 yêu cầu các công ty nước ngoài tuân thủ các quy tắc kiểm toán của Mỹ trong ba năm trước khi có thể bị hủy niêm yết. Dự luật mới cắt giảm thời gian xuống còn hai năm.

Kể từ khi luật được ký kết, SEC đã phải chịu áp lực của Quốc hội trong việc thắt chặt các yêu cầu tiết lộ thông tin đối với các công ty nước ngoài. Trong khi Trung Quốc không được đề cập cụ thể, luật rõ ràng đang nhắm mục tiêu vào quốc gia này vì tổng vốn hóa thị trường của các công ty Trung Quốc trên các sàn giao dịch của Mỹ đã tăng lên 2 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Đầu tuần này, Ủy viên SEC, Allison Lee cho biết các công ty niêm yết của Trung Quốc phải tiết lộ rủi ro của việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào hoạt động kinh doanh của họ như một phần của nghĩa vụ báo cáo thường xuyên của họ.

Đó là bình luận đầu tiên của một quan chức chứng khoán Mỹ kể từ khi các nhà quản lý Trung Quốc bắt đầu đàn áp các lĩnh vực công nghệ và giáo dục của nước này trong tháng này vì lo ngại về an ninh mạng, quản lý dữ liệu cá nhân và các hoạt động độc quyền.

Bắc Kinh cũng cho biết họ đang nỗ lực để bịt lỗ hổng mà các công ty Trung Quốc sử dụng bằng cách thiết lập các VIEs ở nước ngoài để niêm yết ở thị trường chứng khoán nước khác.

Huy Hoàng

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm