Mỹ liên tục điều chỉnh lãi suất, kinh tế Việt Nam ảnh hưởng thế nào?

Thứ năm, 14/07/2022 10:20 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo TS. Vũ Đình Ánh, một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ việc FED tăng lãi suất nói riêng và các nước phát triển thắt chặt tiền tệ nói chung.

Vì sao Mỹ liên tục điều chỉnh tăng lãi suất?

Sau hơn 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tồi tệ trong nhiều năm. Ngay cả các siêu cường kinh tế như Mỹ, Đức, Anh hay Nhật Bản đều đang tìm giải pháp để kiềm chế lạm phát gia tăng.

my lien tuc dieu chinh lai suat kinh te viet nam anh huong the nao hinh 1

Mỹ liên tục điều chỉnh tăng lãi suất đã có ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế  TS. Vũ Đình Ánh cho rằng để kiểm soát lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã lựa chọn giải pháp tăng lãi suất cơ bản, lên mức cao nhất kể từ năm 1994.

Trên thực tế, từ đầu năm 2022 tới nay, FED đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Cụ thể, tháng 3/2022, FED tăng lãi suất cơ bản lên 0,25% sau 4 năm lãi suất đứng ở mức 0%. Đến tháng 5/2022, FED tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,5%, đẩy lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên mức 0,75% - 1%.

Để đối phó với lạm phát, vào tháng 6/2022, một lần nữa FED tăng thêm 0,75% lãi suất, nâng lãi suất tham chiếu lên khoảng 1,5 - 1,75%.

Theo dự báo của Goldman Sachs, từ nay đến hết năm 2022, FED có thể tiếp tục tăng lãi suất thêm vài lần nữa, lãi suất tham chiếu có thể đạt ngưỡng 3,25-3,5% vào cuối năm.

Với dự báo FED sẽ còn nâng lãi suất nhiều lần nữa trong năm 2022, rõ ràng thời kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ của Mỹ đã chấm dứt và dòng tiền giá rẻ nhằm phục hồi kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 sẽ không còn nữa hay ít nhất là dừng lại.

TS. Vũ Đình Ánh đánh giá, tình hình lạm phát của Mỹ đang trở nên tồi tệ từ tháng 5/2022, đã khiến FED mạnh tay hơn trong mỗi lần nâng lãi suất. Bởi lẽ, sự chậm trễ trong điều chỉnh lãi suất của FED, đã khiến cho lạm phát tại Mỹ “nóng” nhất trong vòng 40 năm gần đây và tăng lãi suất đột ngột với biên độ lớn lại làm cho nền kinh tế lao đao, thậm chí sớm rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên, việc tăng lãi suất của FED giai đoạn hiện nay giống như con dao hai lưỡi, khi mà kinh tế Mỹ và kinh tế phần lớn các quốc gia trên thế giới đang chịu tác động mạnh bởi yếu tố địa chính trị, như cuộc chiến ở châu Âu kèm theo các biện pháp trừng phạt kinh tế vô tiền khoáng hậu.

Bên cạnh đó, nhiều nước phát triển đảo chiều chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt cũng như chính sách zero-Covid của Trung Quốc đều làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nguồn cung thu hẹp và giá cả leo thang.

Trong bối cảnh đó, dòng tiền bị cũng thu hẹp và chuyển hướng cùng với tiền “tăng giá” (lãi suất tăng) rất có thể là giọt nước tràn ly khiến cho suy thoái kinh tế xuất hiện, hơn nữa nếu chính sách thắt chặt tiền tệ không hiệu quả thì tình trạng đình lạm, suy thoái kèm theo lạm phát cao. Đây là điều không thể tránh khỏi.

my lien tuc dieu chinh lai suat kinh te viet nam anh huong the nao hinh 2

TS. Vũ Đình Ánh.

Mỹ tăng lãi suất ảnh hưởng tới Việt Nam thế nào?

Theo TS. Vũ Đình Ánh, một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ việc FED tăng lãi suất nói riêng và các nước phát triển thắt chặt tiền tệ nói chung.

Thứ nhất, lãi suất tăng có thể làm nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ đối với hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có thể gặp khó khăn hơn.

Điều đáng quan ngại rằng, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường Việt Nam có thặng dư thương mại lớn nhất, lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm. Trong vài năm gần đây, sự tăng trưởng hàng hóa Việt Nam tại Mỹ luôn ở mức 2 con số. Do đó, quá trình tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hàng hóa Việt Nam.

“Lợi thế của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, phần lớn là hàng hóa thiết yếu, thậm chí có lợi đáng kể khi lạm phát ở Mỹ tăng cao. Tuy vậy, điều chỉnh chính sách thương mại phù hợp với bối cảnh lạm phát và dấu hiệu suy thoái của kinh tế Mỹ là cần thiết và cấp bách”, ông Ánh nói.

Thứ hai, FED tăng lãi suất có thể khiến cho dòng vốn đầu tư toàn cầu đảo chiều chuyển từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, đặc biệt là về Mỹ.

Theo đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể tăng chậm lại. Do đó, nguồn lực đầu tư chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam rất có thể co hẹp lại.

Tuy nhiên, mức độ co hẹp không đến mức quá lo ngại khi các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore chứ không phải từ Mỹ hay châu Âu, hơn nữa, triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn phụ thuộc nhiều hơn vào chính sách và môi trường đầu tư của Việt Nam.

Thứ ba, FED và Ngân hàng Trung ương nhiều nước quyết định và dự định tăng lãi suất sẽ gây áp lực mạnh mẽ lên chính sách tiền tệ nói chung, chính sách lãi suất nói riêng của Việt Nam.

TS. Vũ Đình Ánh phân tích: Năm 2022, Việt Nam dự định nới lỏng chính sách tiền tệ và nỗ lực hạ lãi suất, kể cả hỗ trợ lãi suất để phục hồi kinh tế nhân cơ hội lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, việc các quốc gia tăng lãi suất có thể làm cho cơ hội giảm lãi suất và kiểm soát lạm phát ở mức thấp của Việt Nam năm 2022 giảm đáng kể. Đặc biệt, khả năng nhập khẩu lạm phát đang tăng trở lại, bên cạnh lạm phát do cầu kéo cũng có dấu hiệu quay lại.

“Việt Nam cần xử lý tốt mối quan hệ trong tam giác bất khả thi giữa dòng vốn nước ngoài với lãi suất và tỷ giá hối đoái trong bối cảnh nền kinh tế lệch pha mới hạn chế được tác động tiêu cực của việc FED tăng lãi suất”, TS Ánh chia sẻ.

Cuối cùng, FED nâng lãi suất khiến cho USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác, theo đó, VND cũng chịu áp lực mất giá sau hai năm liên tiếp VND lên giá trên dưới 1% so với USD.

Chỉ số USD-Index hồi đầu tháng 5/2022 đã lên trên 100 điểm chứng tỏ khả năng USD lên giá trên toàn cầu gần như chắc chắn.

Nếu VND mất giá so với USD thì có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam, song thiệt hại lại còn lớn hơn. Do VND mất giá, sẽ khuếch đại nhập khẩu lạm phát đồng thời thu hẹp khả năng giảm hay ít nhất là duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay nhằm giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

“Nói cách khác, nếu USD lên giá so với VND ngay trong năm 2022 thì Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái chưa kịp nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để phục hồi kinh tế thì đã phải thắt chặt do nguy cơ lạm phát cao”, TS. Vũ Đình Ánh cảnh báo.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp