Myanmar: Bà Suu Kyi hầu tòa trong nỗ lực ngăn trở lại chính trường của quân đội

Thứ hai, 01/03/2021 16:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay (1/3), bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên xuất hiện công khai kể từ khi bị bắt giữ sau cuộc đảo chính quân sự tròn một tháng trước, trong phiên tòa xét xử với cáo buộc hai tội danh: sở hữu bộ đàm nhập khẩu bất hợp pháp và vi phạm luật chống thiên tai.

Nhà lãnh đạo bị lật đổ của Myanmar, Aung San Suu Kyi, ở giữa, phải đối mặt với phiên tòa ngày 1 tháng 3 - Ảnh: Reuters

Nhà lãnh đạo bị lật đổ của Myanmar, Aung San Suu Kyi, ở giữa, phải đối mặt với phiên tòa ngày 1 tháng 3 - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Ngày 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính quân sự, bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và hàng loạt quan chính cao cấp của chính phủ cũng như đảng cầm quyền NLD. Một tháng sau cuộc đảo chính, chính quyền của nước này đặt mục tiêu loại bỏ bất kỳ khả năng nào có thể trở lại nắm quyền của bà Aung San Suu Kyi, bãi bỏ chức vụ cho phép bà hoạt động với tư cách là nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước và ngăn cản tương lai tham gia cuộc tổng tuyển cử với những cáo buộc hình sự.

Bà San Suu Kyi đã có mặt tại một phiên tòa hôm thứ Hai (1/3), một ngày sau khi cảnh sát xả súng vào những người biểu tình và giết chết ít nhất 18 người trong cuộc bạo động tồi tệ nhất kể từ cuộc đảo chính diễn ra cách đây một tháng.

Bà Suu Kyi hiện đang đối mặt với hai tội danh khau nhau gồm: sở hữu máy bộ đàm nhập khẩu bất hợp pháp và vi phạm luật chống thiên tai mà cụ thể là bỏ qua các biện pháp chống virus Corona. Theo luật sư của bà, các phiên điều trần tại tòa án cấp huyện diễn ra hôm nay ở thủ đô Naypyitaw.

Bà Suu Kyi xuất hiện trong tình trạng sức khỏe tốt tại phiên tòa được tổ chức thông qua hình thức truyền hình trực tiếp, trong đó có một cáo buộc được bổ sung khi một số người nộp đơn chống lại bà sau khi cuộc đảo chính diễn ra, một luật sư của bà cho biết.

Luật sư Min Min Soe cho biết, bà Suu Kyi đã yêu cầu gặp nhóm pháp lý của mình trong phiên điều trần thông qua liên kết video. Các cáo buộc bổ sung được viện dẫn trong bộ luật hình sự từ thời Myanmar còn là thuộc địa, quy định cấm xuất bản thông tin có thể "gây sợ hãi hoặc báo động", ông Min Min Soe cho biết phiên điều trần tiếp theo sẽ là ngày 15 tháng Ba.

Đối với hai cáo buộc trước, bà San Suu Kyi có thể phải đối mặt với án tù tối đa là ba năm cho mỗi tội danh. Quá trình tố tụng đã không được diễn ra công khai nhưng phiên tòa chắc chắn sẽ kéo dài quá trình giam giữ bà San Suu Kyi.

Nếu Suu Kyi bị kết tội, án tù của bà có thể được thực hiện trong thời gian diễn ra một cuộc bầu cử do chính quyền quân sự hứa hẹn. Điều này có nghĩa bà San Suu Kyi sẽ không được phép tranh cử vào một ghế của hội đồng lập pháp.

Các sinh viên y khoa giơ cao hình ảnh của nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi trong một cuộc tuần hành trên đường phố ở Yangon vào ngày 28 tháng 2 - Ảnh: AP

Các sinh viên y khoa giơ cao hình ảnh của nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi trong một cuộc tuần hành trên đường phố ở Yangon vào ngày 28 tháng 2 - Ảnh: AP

Theo người phát ngôn của quân đội Myanmar, ngày 19 tháng 2, Hội đồng Hành chính Nhà nước của quân đội đã quyết định loại bỏ văn phòng cố vấn nhà nước, do bà San Suu Kyi nắm giữ gần 5 năm trước cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2. Mặc dù bà Suu Kyi không phải là nguyên thủ quốc gia chính thức, nhưng đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền xác định tư cách cố vấn nhà nước của bà đứng trên tổng thống.

Trước đó, đảng NLD đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, đánh dấu bước chuyển giao lịch sử sang một chính phủ dân sự. Nhưng hiến pháp do quân đội xây dựng đã cấm bà San Suu Kyi trở thành Tổng thống vì các con của bà là công dân nước ngoài. NLD đã lách qua lệnh cấm đó bằng cách thành lập văn phòng cố vấn tiểu bang.

Sau khi lật đổ chính phủ do đảng NLD lãnh đạo, Quân đội đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử có sự tham gia của các đảng khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp của đất nước. Hiến pháp kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử trong vòng sáu tháng sau khi dỡ bỏ lệnh cấm, mặc dù tình trạng khẩn cấp có thể được quân đội kéo dài trong hai năm nếu lệnh được gia hạn.

Theo các nguồn tin, chính quyền quân sự bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử trên cả nước. Ủy ban bầu cử của Myanmar, với một nội các mới sau cuộc đảo chính, đã gặp các lãnh đạo đảng ở Naypyitaw vào thứ Sáu (26/2). Cuộc họp có đại diện từ hơn 50 đảng phái, bao gồm cả Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh được hậu thuẫn bởi quân đội, nhưng lại bất ngờ không có sự góp mặt của đảng NLD, chiếm 80% số ghế quốc hội được bầu trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020.

Trước đó, đảng NLD của bà San Suu Kyi bị quân đội cáo buộc gian lận trên diện rộng và là lý do biện minh cho cuộc đảo chính.

Kể từ khi cuộc đảo chính diễn ra, hàng trăm nghìn người Myanmar, trong đó có các cử tri ủng hộ đảng NLD đã xuống đường biểu tình. Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra vào Chủ nhật (28/2) trên khắp Myanmar, đánh dấu tuần thứ tư liên tiếp đa số người dân bất bình với cuộc đảo chính quân sự. Tuy nhiên, cuộc biểu tình này trở thành ngày đẫm máu nhất khi cảnh sát chống bạo động nã súng với những người biểu tình ở nhiều địa điểm, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng.

Chấn Phong

Tin khác

Trung Quốc tuyên bố tìm thấy phương pháp 'trường sinh' mới

Trung Quốc tuyên bố tìm thấy phương pháp 'trường sinh' mới

(CLO) Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phân lập được thành phần chống lão hóa trong máu của chuột non, giúp con chuột trong nghiên cứu của họ sống tới 1.266 ngày, tương đương với 120 - 130 tuổi ở con người.

Thế giới 24h
Quan chức Liên hợp quốc cảnh báo nạn đói đã diễn ra 'toàn diện' ở miền bắc Gaza

Quan chức Liên hợp quốc cảnh báo nạn đói đã diễn ra 'toàn diện' ở miền bắc Gaza

(CLO) Một quan chức hàng đầu của Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ Sáu rằng miền bắc Gaza hiện đang chìm trong “nạn đói toàn diện” sau hơn 6 tháng chiến tranh.

Thế giới 24h
Sóng nhiệt làm tăng nhu cầu sử dụng máy điều hòa ở châu Á

Sóng nhiệt làm tăng nhu cầu sử dụng máy điều hòa ở châu Á

(CLO) Một đợt nắng nóng kỷ lục đang hoành hành tại nhiều khu vực ở châu Á, khiến nhu cầu về các giải pháp làm mát, bao gồm cả máy điều hòa không khí tăng cao.

Thế giới 24h
Mùa hè nắng nóng khiến tình hình ở Gaza trở nên tồi tệ hơn

Mùa hè nắng nóng khiến tình hình ở Gaza trở nên tồi tệ hơn

(CLO) Khi quá trình đàm phán về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas còn chưa có tín hiệu lạc quan nào, thì một mối đe dọa lâu dài, thầm lặng hơn đã bắt đầu làm tình trạng tồi tệ hơn đối với những người Palestine vốn đang khốn cùng vì chiến tranh. Đó là nắng nóng!

Thế giới 24h
Tìm thấy thi thể của các du khách Mỹ và Úc mất tích ở Mexico

Tìm thấy thi thể của các du khách Mỹ và Úc mất tích ở Mexico

(CLO) Chính quyền Mexico đã tìm thấy 3 thi thể ở bang Baja California, nơi 1 khách du lịch người Mỹ và 2 người Úc được báo cáo mất tích trước đó, theo các nguồn tin từ cuộc điều tra cho biết.

Thế giới 24h