Năm 2016: Nguồn vốn nào sẽ chảy vào thị trường BĐS?

Thứ tư, 23/03/2016 19:00 PM - 0 Trả lời

Nguồn vốn cho thị trường bất động sản (BĐS) lệ thuộc nhiều vào ngân hàng là điều tất yếu, để tiếp tục hỗ trợ cho phục hồi kinh tế và thị trường BĐS thì không nên tìm cách "siết" chính sách tiền tệ mà phải kiểm soát một cách hợp lý. Đó là ý kiến của đa số các chuyên gia tại Hội thảo “Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường bất động sản năm 2016” do báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức sáng nay (23/3).

(CLO) Nguồn vốn cho thị trường bất động sản (BĐS) lệ thuộc nhiều vào ngân hàng là điều tất yếu, để tiếp tục hỗ trợ cho phục hồi kinh tế và thị trường BĐS thì không nên tìm cách "siết" chính sách tiền tệ mà phải kiểm soát một cách hợp lý. Đó là ý kiến của đa số các chuyên gia tại Hội thảo “Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường bất động sản năm 2016” do báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức sáng nay (23/3).

Ông Vũ Văn Phấn Phó Cục trưởng -Cục Quản lý Nhà và thị trường  BĐS - Bộ Xây dựng  cho biết: Năm 2015, lượng giao dịch BĐS tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Giá BĐS cũng nhích dần lên (tăng 5-6%), tồn kho BĐS tiếp tục giảm, tính đến 20/2/2016, tồn kho BĐS đã giảm hơn 62% so với năm 2013. Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS liên tục tăng từ năm 2014 đến nay, tính đến 31/12/2015 dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS, đạt 392.801 tỷ đồng, tăng 25,68% so với thời điểm 31/12/2014.

Đánh giá về triển vọng thị trường BĐS năm 2016, ông Phấn cho rằng thị trường BĐS tiếp tục có những chuyển biến tích cực nhưng chưa thực sự lành mạnh. Lượng hàng tồn kho tiếp tục giảm, tuy nhiên tốc độ giảm sẽ chậm hơn trước.

Có nên siết nguồn tín dụng vào BĐS?

[caption id="attachment_88389" align="aligncenter" width="520"]tin-dung-bat-dong-san Để tiếp tục hỗ trợ cho phục hồi kinh tế và thị trường BĐS thì chính sách tiền tệ nên được nới lỏng một cách hợp lý. (Ảnh minh họa)[/caption]

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tình trạng ngân hàng và BĐS lệ thuộc vào nhau rất nhiều, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới. Việc các ngân hàng thích cho vay BĐS là dễ hiểu bởi: có tài sản thế chấp, thị trường BĐS có thể suy giảm trong ngắn hạn nhưng về dài hạn vẫn là thị trường nền tảng và các nhà đầu tư trong trường hợp cần tìm nơi trú ẩn vẫn sẽ tìm vào BĐS.

Vì vậy, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng “siết chặt tín dụng nói chung và tín dụng BĐS vào thời điểm này là chưa cần thiết, thay vào đó cầu kiểm soát tín dụng hiệu quả hơn, ví dụ tín dụng cho người có liên quan với ngân hàng, tín dụng chảy vào các dự án không hiệu quả, tín dụng cấp cho các dự án mà nhà đầu tư không có tiềm lực tài chính (như luật Kinh doanh BĐS đòi hỏi phải có bảo lãnh ngân hàng,…), tín dụng đen và đặc biệt là xử lý nợ xấu”- ông Nghĩa nhấn mạnh.

Ông Nghĩa cũng cho rằng, để tiếp tục hỗ trợ cho phục hồi kinh tế và thị trường BĐS thì chính sách tiền tệ nên được nới lỏng một cách hợp lý, có tầm nhìn chiến lược để ổn định lãi suất và linh hoạt tỷ giá một cách bài bản, khoa học.

Nếu để lãi suất tiếp tục tăng lên, toàn bộ nỗ lực về phục hồi của doanh nghiệp, phục hồi kinh tế, tái cấu trúc ngân hàng có nguy cơ không thể đạt được. Chính sách đưa ra phải trên cơ sở nghiên cứu, tính toán cụ thể, nếu không sẽ gây méo mó thị trường.

Hướng dòng tín dụng chảy vào BĐS

Về vốn đầu tư vào thị trường BĐS, GS.TS  Đặng Hùng Võ cho rằng thị trường BĐS Việt Nam chưa tạo được luồng vốn đầu tư ổn định, trong khi vốn tự có của các doanh nghiệp BĐS không cao. Luồng vốn tín dụng có tỷ lệ lãi suất khá cao, thiếu vốn cho vay trung và dài hạn, chịu tác động khá mạnh của các thăng trầm của thị trường tài chính.

[caption id="attachment_88392" align="aligncenter" width="600"]20150227095440-451c GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng: Vấn đề vốn cho phát triển thị trường BĐS Việt Nam luôn cần tới các giải pháp phù hợp; khi đất đai dễ tiếp cận, vốn dễ tiếp cận, chi phí sử dụng vốn thấp chính là điều kiện cần để hạ giá thành hàng hóa BĐS ở Việt Nam. (Ảnh:Bizlive)[/caption]

Năm 2015, thị trường BĐS đã bước qua nhiều khó khăn của giai đoạn trầm lắng, đang trong trạng thái phục hồi. Để thu hút luồng đầu tư từ dân, từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ cần thời gian vài năm nữa. Như vậy, thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian qua sử dụng chủ yếu 5 luồng vốn đầu tư bao gồm vốn tự có của các nhà đầu tư trong nước; FDI; vốn do nhà đầu tư dự án huy động trực tiếp từ người mua BĐS, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại và vốn huy động từ thị trường chứng khoán.

TS. Ngô Thị Phương Thảo (Khoa Bất động sản và KTTN – Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, khi Nhà nước thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ, rút một lượng lớn tiền ở ngoài lưu thông về thì thị trường BĐS bị ảnh hưởng ngay lập tức đang tăng nóng chuyển sang trạng thái bị đóng băng. Và cũng không ngoại lệ, thị trường tín dụng BĐS cũng bị tác động lớn, các kênh tín dụng truyền thống bị nghẽn mạch.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, bà Thảo khuyến nghị: “Nới lỏng tín dụng BĐS là điều cần thiết, nhưng cần hướng dòng chảy tín dụng vào cầu BĐS hơn là cung BĐS. Hơn nữa, cũng cần có hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho cầu nhà ở thật sự và hạn chế tối đa dòng vốn tín dụng cho hoạt động đầu cơ làm méo mó giá thị trường như thời gian qua”.

[su_note note_color="#fcd4e4"]

TS. Ngô Thị Phương Thảo cho rằng: “Tín dụng BĐS là vấn đề thời sự nóng bỏng và là một bài toán khó vì nhu cầu về vốn cho thị trường BĐS ngày càng tăng. Giai đoạn này cần có sự tham gia tích cực của hệ thống tín dụng ngân hàng theo hướng nới lỏng cơ chế cho vay với chi phí vốn hợp lý. Đây cũng là cơ hội đầu tư tốt để các ngân hàng đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc kiểm soát chặt chẽ tính pháp lý, đánh giá đúng tính thanh khoản của sản phẩm tài trợ, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền đầu tư và nguồn thu từ sản phẩm đưa vào tiêu thụ, giúp phát triển bền vững thị trường BĐS”.[/su_note]

Thanh Tân

Tin khác

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

(CLO) Với vai trò là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, thông qua hàng loạt các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong hoạt động của mình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang nỗ lực vận dụng tất cả năng lực, kinh nghiệm, tiềm năng sẵn có để chung tay cùng Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

(CLO) Với chủ đề “Storytelling: Chinh phục khách hàng bằng nghệ thuật kể chuyện”, chương trình đào tạo do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức đã cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhiều kỹ năng, bí quyết để tăng cường xây dựng thương hiệu và bán hàng hiệu quả.

Tài chính - Bảo hiểm
Chênh lệch giá, lo sợ bị tấn công đang ngăn cản các nhà kinh doanh châu Âu lưu trữ khí đốt ở Ukraine

Chênh lệch giá, lo sợ bị tấn công đang ngăn cản các nhà kinh doanh châu Âu lưu trữ khí đốt ở Ukraine

(CLO) Các doanh nghiệp trên thị trường khí đốt châu Âu đang theo dõi chặt chẽ việc lưu trữ của Ukraine, nhưng các cuộc tấn công liên tục vào cơ sở hạ tầng năng lượng và chênh lệch giá kém thuận lợi hơn một năm trước vẫn là trở ngại đối với nhiều người.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

(CLO) Sáng ngày 10/5, Lễ bàn giao Giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) giữa Nam A Bank và Pacific Risk Advisors LTD (PRA) đã được diễn ra thành công.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

(CLO) Xuất nhập khẩu Đông Dương ghi nhận thua lỗ trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn báo lãi nhờ bán tài sản trong Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm