Năm 2022, dự kiến thả 53 triệu con, 150 tấn giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Thứ năm, 28/07/2022 12:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong năm 2022, cả nước dự kiến tổ chức thả hơn 53 triệu con và 150 tấn giống thủy sản các loại (nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế) vào thủy vực tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Ngày 28/7, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022 về công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) Lê Trần Nguyên Hùng cho biết, thời gian qua, nhận thức và hành động trong bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã có chuyển biến tích cực.

nam 2022 du kien tha 53 trieu con 150 tan giong de tai tao nguon loi thuy san hinh 1

Ông Lê Trần Nguyên Hùng - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản phát biểu tại Hội nghị.

Tổng cục Thủy sản đã xây dựng nội dung quy định về các bước điều chỉnh diện tích, phân khu chức năng của khu bảo tồn biển; bổ sung một số quy định về kích thức mắt lưới ở bộ phận tập trung cá của ngư cụ khai thác thuỷ sản; bổ sung danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thuỷ sản;

Xây dựng nội dung chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu bảo tồn biển; nội dung chính sách chuyển đổi nghề cho các hộ dân sống trong phạm vi khu bảo tồn biển và hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Liên quan đến công tác quản lý bảo tồn biển, Tổng cục Thủy sản đã xây dựng và hoàn thiện báo cáo thuyết minh “Đề án thành lập mới các khu bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2025, để đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3% diện tích các vùng biển Việt Nam”.

Về công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã thả được tổng số hơn 36 triệu con và 60 tấn giống thủy sản các loại. Theo kế hoạch, trong năm 2022, cả nước dự kiến tổ chức thả hơn 53 triệu con và 150 tấn giống thủy sản các loại vào thủy vực tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Trong đó, có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế như cá Trà sóc, cá Thát lát cườm, cá He vàng, cá Bỗng, cá Mú chấm đen, Cua xanh…

nam 2022 du kien tha 53 trieu con 150 tan giong de tai tao nguon loi thuy san hinh 2

Thả cá giống tại nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các địa phương vẫn còn diễn ra, chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản chưa được triển khai thường xuyên; Hệ thống tổ chức bảo tồn biển chưa đồng bộ (hiện nay tồn tại 3 mô hình); Nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn hạn chế so với nhu cầu thực tế;…

Trong 6 tháng cuối năm 2022, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030 tại trung ương và địa phương.

Tiếp tục tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã được phê duyệt trong Đề án truyền thông về bảo tồn biển tại trung ương và địa phương.

Kết luận Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng cho biết, 6 tháng vừa qua, cơ quan quản lý, các địa phương cùng các tổ chức phi chính phủ đã thực hiện rất nhiều công việc của ngành thủy sản, đặc biệt là công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. 

nam 2022 du kien tha 53 trieu con 150 tan giong de tai tao nguon loi thuy san hinh 3

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng kết luận Hội nghị.

Phó Tổng cục trưởng đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, tâm huyết với nghề của những người làm công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản cũng còn những tồn tại, hạn chế. Nguyên nhân có thể liên quan đến ý thức của ngư dân cũng như công tác quản lý nhà nước tại các địa phương. 

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng, trong thời gian tới, trực tiếp những người làm công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản cần năng động hơn nữa, có cách làm sáng tạo, huy động các nguồn lực, lan tỏa những mô hình tốt.

Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, những vướng mắc mà các địa phương có ý kiến, đặc biệt là mô hình đồng quản lý có hình thức như thế nào để đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, thực hiện công tác truyền thông có trọng tâm, trọng điểm; tham vấn các địa phương, tổ chức quốc tế để lan tỏa mạnh mẽ, tránh lãng phí.

Tại Hội nghị, đại diện Chi cục Thủy sản các tỉnh, thành phố; Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia có biển đã nêu ra những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại, khó khăn như: công tác thanh tra chuyên ngành; rác thải đại dương, thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản,...

Anh Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới nắng gắt tại Hà Nội

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới nắng gắt tại Hà Nội

(CLO) Những ngày qua, Hà Nội liên tục ghi nhận mức nhiệt cao với nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 50 độ C. Vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người lao động, lái xe ôm, nhân viên giao hàng vẫn phải làm việc dưới cái nắng cháy da cháy thịt.

Đời sống
Liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm ở Nghệ An

Liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm ở Nghệ An

(CLO) Chỉ mới vào đầu hè nhưng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, trong đó nạn nhân hầu hết là học sinh.

Đời sống
Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

(CLO) Hơn 300 người dân cùng các lực lượng chức năng đã nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ trên cát chưa rõ nguyên nhân, xảy ra ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).

Đời sống
Du khách chen chân 'giải nhiệt' ở biển Sầm Sơn

Du khách chen chân "giải nhiệt" ở biển Sầm Sơn

(CLO) Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày đầu nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5 đã đón hàng chục nghìn du khách từ các tỉnh lân cận đổ về "giải nhiệt".

Đời sống
Dự báo thời tiết 30/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 30/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 30/4/2024, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt với nhiệt có nơi trên 42 độ.

Đời sống