Năm 2023, kinh tế Việt Nam có thể đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có tiền lệ

Thứ hai, 02/01/2023 13:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân dịp năm mới - năm 2023, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, Bộ này đã đưa ra một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát trong năm mới.

Nhận diện thách thức trong năm 2023

Ông Trần Quốc Phương nhận định, năm 2023, Việt Nam tiếp tục đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt khi nhiều yếu tố có tính bất lợi, mới đã xuất hiện liên tiếp vào cuối năm 2022. 

Cụ thể, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột quân sự Nga - Ukraine kéo dài, chưa có dấu hiệu kết thúc. Lạm phát kéo dài ở mức cao; giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, chiến lược tiếp tục biến động mạnh; quan điểm điều hành và chính sách của nhiều quốc gia thay đổi, đảo chiều nhanh, nhất là khi phát sinh những vấn đề mới; Trung Quốc từng bước nới lỏng chính sách phòng, chống dịch Covid-19 nhưng vẫn khá thận trọng, khả năng mở cửa nhanh chóng trở lại chưa rõ ràng.

nam 2023 kinh te viet nam co the doi mat voi nhieu thach thuc chua tung co tien le hinh 1

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

“Bên cạnh đó, Việt Nam còn đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai phức tạp, an ninh lương thực, an ninh năng lượng cũng là vấn đề đáng quan tâm”, ông Phương nói.

Ngoài các yếu tố nêu trên, Thứ trưởng cho rằng, nội tại nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế như năng suất lao động chưa cao; nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu, khu vực FDI; liên kết giữa khu vực trong nước và FDI còn hạn chế;… 

Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt được như kỳ vọng. Những “nút thắt” trong hoạt động đầu tư công về thể chế, chính sách, công tác tổ chức triển khai chưa được tháo gỡ, xử lý kịp thời, làm giảm hiệu quả đầu tư, lãng phí cơ hội và phát triển nguồn lực. 

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới tâm lý và niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Ngoài ra, nền kinh tế quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn (200% GDP), sức chống chịu, thích ứng với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế, nên sẽ chịu áp lực rất lớn từ tình hình, diễn biến phức tạp, khó lường của thế giới.

nam 2023 kinh te viet nam co the doi mat voi nhieu thach thuc chua tung co tien le hinh 2

Năm 2023, kinh tế Việt Nam có thể đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có tiền lệ.

Do đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nặng nề hơn; khối lượng công việc xử lý ngày càng nhiều, bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên tăng lên, vừa phải giải quyết những tồn tại cố hữu trong nội tại của nền kinh tế, các vấn đề tồn đọng, kéo dài nhiều năm, đặc biệt là về hệ thống ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và bất động sản, vừa phải ứng phó với những tình huống mới, bất ngờ, phát sinh, khó dự báo, chưa có tiền lệ.

“Áp lực, rủi ro đối với nền kinh tế, điều hành vĩ mô ngày càng lớn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực trong năm 2023”, ông Phương nói.

Giải pháp đối mặt với lạm phát

Có thể nói, một trong những thách thức lớn nhất trong năm 2023, đó chính là lạm phát. Mặc dù năm ngoái - năm 2022, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát dưới 4%, song không vì thế mà chủ quan.

Với bối cảnh nhiều bất định, rủi ro lớn hiện nay, trong khi lạm phát cơ bản trong nước đã tăng nhanh và áp lực lạm phát chung vẫn có xu hướng tăng lên, có nhận định cho rằng sự phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ lúc này càng trở nên quan trọng.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, việc lựa chọn chính sách tiền tệ và tài khóa trong bối cảnh kinh tế lạm phát cao, ẩn chưa nhiều rủi ro, bất định là rất thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cùng các chính sách vĩ mô khác theo hướng phối hợp chặt chẽ, hài hòa, đồng bộ, linh hoạt, nhịp nhàng, kịp thời thích ứng với các diễn biến bất định, rủi ro của thị trường trong nước và quốc tế, không chuyển trạng thái đột ngột.

nam 2023 kinh te viet nam co the doi mat voi nhieu thach thuc chua tung co tien le hinh 3

Một trong những thách thức lớn nhất trong năm 2023, đó chính là lạm phát.

Kết quả của việc phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Lạm phát được kiểm soát, môi trường kinh tế vĩ mô được ổn định, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao. Các chính sách hỗ trợ thuế, phí, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá, lãi suất… có tác động trực tiếp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ổn định đời sống của người dân; mặt bằng giá cả cơ bản được giữ ổn định, bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Việc phối hợp đồng bộ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn được chú trọng, xác định là một định hướng lớn và nhiệm vụ xuyên suốt trong chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện cần duy trì tính thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; xử lý kịp thời những “nút thắt”, điểm còn khác biệt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. 

Chú trọng đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật, thể chế, tạo điều kiện thuận lợi để các chính sách vận hành và phối hợp đồng bộ, hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành để phục vụ công tác xây dựng, điều hành các mục tiêu phát triển vĩ mô.

Đồng thời nâng cao năng lực phân tích, đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước, kịp thời tham mưu, đề xuất nhiều chính sách, giải pháp phù hợp. 

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

(CLO) Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Kinh tế vĩ mô