Năm 2023, Lào Cai đặt mục tiêu không còn hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ sáu, 25/08/2023 16:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ năm 2021 đến tháng 6/2023, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không xảy ra trường hợp hôn nhân cận huyết thống và tình trạng tảo hôn có xu hướng giảm. Năm 2023, Lào Cai đặt mục tiêu không còn hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Với nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, từ năm 2021 đến nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai không xảy ra trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Theo Báo cáo của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, qua giám sát cho thấy tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh những năm gần đây có xu hướng giảm (năm 2021 có 201 người, năm 2022 có 165 người, 6 tháng đầu năm 2023 có 58 người) nhưng chưa bền vững; tảo hôn vẫn còn xảy ra ở các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.

nam 2023 lao cai dat muc tieu khong con hon nhan can huyet thong trong dong bao dan toc thieu so hinh 1

Cán bộ thôn Láo Lý, xã tả Phời (thành phố Lào Cai) tuyên truyền đến người dân về tác hại và hệ lụy của việc hôn nhân cận huyết thống. Ảnh tư liệu: Quốc Khánh/TTXVN

Theo đánh giá của các ngành chức năng tại Lào Cai, tới nay, ngay cả 4 huyện còn khó khăn của tỉnh là Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã được ngăn chặn.

Năm 2023, Lào Cai đặt mục tiêu không còn hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số; giảm 30% số người dân tộc thiểu số tảo hôn; giảm 30% phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu so với năm 2022.

Thực hiện mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường hơn nữa việc triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục duy trì, xây dựng các mô hình điểm can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và giảm số phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con. Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường đổi mới các hoạt động tại mô hình để thu hút nhân dân tham gia, nhất là phụ nữ, các thanh, thiếu niên và cha mẹ có con là thanh, thiếu niên. Tỉnh cũng duy trì thực hiện 17 mô hình điểm can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gắn với thực hiện “Dân vận khéo về cải tạo tập quán lạc hậu”.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các Trung tâm Y tế phối hợp với các địa phương phân tích rõ số liệu phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con dưới 18 tuổi lần đầu và các lần tiếp theo để đánh giá chính xác số liệu tảo hôn. Sở Tư pháp chỉ đạo các Phòng Tư pháp phối hợp với các phòng, ban của huyện, thị xã, thành phố rà soát số liệu trẻ em chưa được đăng ký khai sinh và làm thủ tục khai sinh cho các cháu. Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh để có các biện pháp tuyên truyền thực hiện phòng, chống tảo hôn; nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về thực hiện hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, nâng cao chất lượng dân số...

Đặc biệt, UBND tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chủ động thực hiện nghiêm túc công tác can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, giảm số lượng phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; nâng cao trách nhiệm, phối hợp của cơ quan, đơn vị với các địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động, xử lý vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tăng cường kiểm tra kết quả thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con tại các địa phương.

Các địa phương xây dựng kế hoạch công tác phòng, chống tảo hôn; tăng cường rà soát, nắm bắt tình hình thanh, thiếu niên để tuyên truyền; kịp thời phát hiện các trường hợp có ý định tảo hôn để tuyên truyền, vận động, can thiệp. Đồng thời xử lý nghiêm đối với các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức không thực hiện nghiêm túc công tác can thiệp làm giảm tảo hôn, giảm số phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con; báo cáo không đầy đủ, không trung thực tình hình trên địa bàn.

PV

Bình Luận

Tin khác

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các sự kiện trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện di chuyển qua trung tâm thành phố Ninh Bình.

Đời sống
Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ chiều tối 30/4 - 7/5, miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa giông cần đề phòng mưa đá, lốc xoáy.

Đời sống