Năm 2023, ngân sách Nhà nước tiếp tục bội chi, nợ công khoảng 45% GDP

Thứ năm, 10/11/2022 18:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Tài chính dự toán, Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 tiếp tục bội chi 4,18% GDP. Đến cuối năm 2023, nợ công khoảng 44-45%GDP.

Chiều 10/11, Bộ Tài chính đã công bố dự toán NSNN năm 2023 dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới.

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2022, kinh tế thế giới và Việt Nam có rất nhiều biến động, khiến việc xây dựng NSNN dường như khó khăn hơn mọi năm. Tính đến hết quý III/2022, tổng thu NSNN ước đạt hơn 1.600 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% so với dự toán. Tổng chi hơn 2.000 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với dự toán.

nam 2023 ngan sach nha nuoc tiep tuc boi chi no cong khoang 45 gdp hinh 1

Bộ Tài chính dự toán, NSNN năm 2023 tiếp tục bội chi 4,18% GDP. Đến cuối năm 2023, nợ công khoảng 44-45%GDP.. (Ảnh: TC)

Như vậy, trong 3 quý, NSNN đã bội chi hơn 420 tỷ đồng, bằng 4,5% GDP. Trong đó, đó bội chi cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội khoảng 0,41%GDP. Dự kiến đến ngày 31/12/2022, dư nợ công khoảng 43-44% GDP.

Trước thực tế này, Bộ Tài chính dự báo, trong năm 2023, với chủ trương ưu tiên kiểm soát lạm phát, chính sách tiền tệ ở nhiều nền kinh tế lớn đã được thắt chặt nhanh, khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, một số thậm chí đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Giá xăng, dầu và nhiều mặt hàng như lương thực, nguyên liệu đầu vào tiếp tục ở mức cao tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu, xung đột địa chính trị, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong khi đó, với kinh tế trong nước, Bộ Tài chính cho rằng, bên cạnh nền tảng phục hồi kinh tế từ năm trước, vẫn tiếp tục đối mặt với thách thức từ nội tại nền kinh tế: năng suất, chất

lượng, hiệu quả, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh chưa cao; thị trường tài chính, thị trường vốn chịu ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của thị trường thế giới,...

Đặc biệt, Bộ Tài chính dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 tiếp tục duy trì ở ngưỡng 6,5%, CPI tăng khoảng 4,5%, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%.

Do đó, Bộ dự toán thu NSNN năm 2023 khoảng 1.620,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 0,4% so với ước thực hiện năm 2022. Tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,7%GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13,3% GDP.

Trong khi đó, Bộ Tài chính dự toán chi NSNN năm 2023 là 2.076,2 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so dự toán năm 2022.

Bộ Tài chính nhấn mạnh: Việc chi NSNN dựa trên nguyên tắc đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo bố trí tổng chi đầu tư phát triển lớn hơn bội chi NSNN cho các nhiệm vụ đầu tư công theo Luật đầu tư công và các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển theo Luật NSNN; chi trả lãi đầy đủ, đúng hạn,... 

Như vậy, năm 2023, NSNN có thể sẽ tiếp tục bội chi khoảng 430,5 tỷ đồng, tương đương 4,18% GDP. Đến cuối năm 2023, nợ công khoảng 44-45%GDP

Trong giai đoạn 3 năm tới (2023 - 2025), Bộ Tài chính dự toán tổng thu NSNN khoảng 5,1 triệu tỷ đồng, tăng 10,3% so với thu NSNN 03 năm 2020-2022; tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân khoảng 15%GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 12,7%.

Ngược lại, tổng chi NSNN khoảng 6,4 triệu tỷ đồng, gấp 1,15 lần chi NSNN 03 năm 2020-2022. Dự kiến mức bội chi NSNN trong năm 2023 khoảng 4,42%GDP. Mức bội chi các năm 2024-2025 phấn

đấu giảm dần để giữ tỷ lệ bình quân giai đoạn 5 năm theo Kế hoạch tài chính 2021-2025. Đến năm 2025 khoảng 43-44% GDP.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết: Trong ngắn hạn, Bộ sẽ tập trung rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán; tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền đi đôi với yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, công khai, minh bạch.

Đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu ngân sách phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế; rà soát lại các chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế không còn phù hợp, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khuyến khích cạnh tranh phát triển. Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật về thuế.

Bộ cũng sẽ Thực hiện quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính – NSNN gắn với hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

Ngoài ra, Bộ sẽ siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN, nợ công, quản lý tài sản công, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. 

“Đẩy mạnh việc phòng chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”, lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô