Năng lực sản xuất, trình độ công nghệ là điểm yếu của doanh nghiệp điện tử Việt

Chủ nhật, 21/04/2019 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đặc thù của các sản phẩm linh kiện, phụ tùng ngành điện tử là cần công nghệ cao, thì doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn yếu về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ.

Thời gian tới cần nâng cao trình độ các doanh nghiệp Việt Nam và kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu. (Ảnh TL)

Thời gian tới cần nâng cao trình độ các doanh nghiệp Việt Nam và kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu. (Ảnh TL)

Thống kê cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp năm 2018 đạt 201,7 tỷ USD. Trong đó, có 22 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao trên 1 tỷ USD tăng trưởng mạnh góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp.

Cao nhất là nhóm điện thoại và linh kiện (49 tỷ USD); dệt may (30,5 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (29,3 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (16,5 tỷ USD); giày dép (16,2 tỷ USD); phương tiện vận tải và phụ tùng (7,9 tỷ USD); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (5,2 tỷ USD); sắt thép (4,5 tỷ USD); xơ sợi (4 tỷ USD).

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, đóng góp chính cho sự tăng trưởng của các dòng sản phẩm này là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các tập đoàn đa quốc gia với sự góp mặt của Samsung, LG..., những doanh nghiệp đã chọn Việt Nam là điểm sản xuất chính trên thế giới và khu vực, kéo thêm hàng trăm nhà cung cấp linh kiện đi cùng nên đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng này tăng cao.

Nhóm hàng này tiếp tục dẫn đầu các mặt hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2019 với kim ngạch đạt 6,79 tỷ USD.

Có thể thấy, mặc dù Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong ngành công nghiệp điện tử với khoảng trên 200 doanh nghiệp đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp FDI nhưng chủ yếu là phụ tùng thay thế, chưa sản xuất được sản phẩm chính. Trong khi đó, đặc thù của các sản phẩm linh kiện, phụ tùng ngành điện tử là cần công nghệ cao, thì  doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn yếu về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, trong năm nay, Bộ sẽ triển khai tích cực Đề án và Kế hoạch cơ cấu lại các ngành công nghiệp; tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, Bộ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỉ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỉ lệ nội địa hóa.

“Thời gian tới, sẽ phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành công nghiệp ưu tiên; trong đó, có công nghiệp hỗ trợ để năng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ các doanh nghiệp Việt Nam và kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu...”, Thứ trưởng nói.

Bộ Công Thương dự kiến, năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 9-10% so với năm 2018. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13% còn khai khoáng giảm bằng 91% so với năm 2018.

Minh Thùy

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp