Nền kinh tế số: Để không chỉ là giấc mơ!

Thứ sáu, 11/01/2019 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với một quốc gia đi lên từ nông nghiệp lúa nước như Việt Nam thì trở thành một quốc gia số, quốc gia có nền kinh tế số tưởng chừng như là điều hoang đường. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia số là không nhỏ. Và việc biến giấc mơ đó trở thành hiện thực cũng là mong muốn thực tế và cấp bách nếu Việt Nam không muốn bị bỏ lại trong bối cảnh nền kinh tế số đang diễn ra trên toàn cầu.

Tận dụng tối đa lợi thế

Kinh tế số được xác định là trụ cột cốt yếu và có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo đột phá cho tăng trưởng mỗi quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bùng nổ mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước hết sức quan tâm và chủ động ban hành các chiến lược phát triển 4.0 cho riêng mình. Đối với Việt Nam, cuộc cách mạng này cũng đang mang lại cơ hội cho nền kinh tế số với nền công nghiệp số hóa giúp tăng năng suất lao động, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Xu thế số hóa trong nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ từ các lĩnh vực thương mại, sản xuất, y tế, du lịch… Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), trong những năm gần đây Việt Nam đã phát triển không ngừng cả về nền tảng và thị trường kinh doanh kinh tế số. Một trong những cấu phần quan trọng nhất của kinh tế số tại Việt Nam là thương mại điện tử đã tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và quy mô thị trường ở mức 5 tỷ USD năm 2016, năm 2017 đạt khoảng 6,2 tỷ USD và theo dự báo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, quy mô thị trường có thể lên đến 10 tỷ USD vào 2020.

Báo Công luận
 

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, tiềm năng, cơ hội của kinh tế số đối với Việt Nam là rất lớn, không chỉ riêng thương mại điện tử mà còn cả trong công nghiệp, nông nghiệp và nhất là dịch vụ. Bài toán đặt ra hiện nay là phải giải quyết câu chuyện khuôn khổ pháp lý, giải pháp về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và đặc biệt là tạo ra các nhận thức, hiểu biết chung của doanh nghiệp. Theo đó, có 3 nội dung ưu tiên cơ bản để xây dựng nền kinh tế số của Việt Nam: đó là cần có một chiến lược tiếp cận tổng thể cách mạng 4.0 và những nội hàm lớn của kinh tế số; hai là có những kế hoạch cụ thể để nâng cao nhận thức của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân và thứ ba là đào tạo nguồn nhân lực có đủ điều kiện để tiếp cận các nội hàm đó.

Như vậy, để Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để trở thành quốc gia số với nền kinh tế số phát triển, trước hết cần phải xây dựng một nền tảng thể chế về quốc gia số mang tầm chiến lược. Về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Bình - Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho biết, tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/2017/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết
23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng “Chính sách Công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng thời, Chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Việt Nam cũng đang được xây dựng với quan điểm “Tận dụng tối đa lợi thế của nước đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, lợi thế thương mại để phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh”.

Theo các chuyên gia, không phải là quốc gia đi đầu trong phát triển kinh tế số nhưng Việt Nam có nhiều lợi thế để tận dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, do đó, điều quan trọng là Việt Nam cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý chặt chẽ cho môi trường khởi nghiệp sáng tạo, khai thác dữ liệu chung, kinh doanh công nghệ để sớm hòa mình vào hơi thở thời đại. Với quy mô dân số hiện đứng thứ 13 thế giới và dự báo sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2025, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet năm 2017 lên tới 55%, cao hơn mức bình quân 44% trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện thuận lợi để tận dụng triệt để những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Báo Công luận
 

Doanh nghiệp, trụ cột của kinh tế số

Có thể nói, doanh nghiệp là lực lượng giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số, vì thế, nhận thức và nỗ lực của doanh nghiệp trong xây dựng kinh tế số là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là với Việt Nam, quốc gia có tới 97% doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn rất khó khăn trong việc tiếp cận các nền tảng mới của cách mạng 4.0 cũng như nền kinh tế số và phần lớn trong số đó hiện vẫn đang mới chỉ ở vòng ngoài của dòng chảy cách mạng 4.0. Như vậy, tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp và hỗ trợ DN tiếp cận 4.0 là điều không thể không nhắc tới.

Có lẽ chính vì thế nên trong lần trở lại Việt Nam tham gia Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 mới đây, khi được hỏi làm thế nào để Việt Nam nắm bắt được cơ hội này, TS. Tống Duy Sơn - Tập đoàn Simens TOM (Bỉ) nhấn mạnh: “Để Việt Nam có thể thành công trong CMCN 4.0, chúng ta rất cần các công ty lớn đầu tư nhiều cho phát triển, cùng với đó là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất”. Trên thực tế, ở Việt Nam đã có nhiều DN lớn sẵn sàng đi đầu cho kinh tế số, với các doanh nghiệp công nghệ lớn có thể kể đến như CMC, Viettel, FPT, VNPT…, các DN sản xuất có những tên tuổi như Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn FLC, Thaco Trường Hải… Riêng Tập đoàn VinGroup đã thành lập Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech… Với tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, nhiều DN cho rằng, chuyển đổi sang doanh nghiệp số là yếu tố “sống còn”. Với những doanh nghiệp lớn thì cách mạng 4.0 được coi là nguồn nhiệt năng, động lực cho sự phát triển vượt bậc của các DN. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đơn giản bởi đa số các DN nhỏ vẫn đang còn lúng túng, chưa sẵn sàng về năng lực để tiếp cận công nghệ, nhiều DN chưa hiểu được bản chất của cách mạng 4.0, năng lực tài chính hạn chế… Do đó, cần rất nhiều sự tuyên truyền, hỗ trợ từ phía Chính phủ.

Theo ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, với vai trò chủ đạo và là đầu tàu, dẫn dắt, định hướng nền kinh tế, việc tiếp cận cách mạng 4.0 với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) càng cần thiết hơn bao giờ hết. Để làm được điều này, DNNN không được bị động ngồi chờ tác động của cách mạng 4.0 ập đến mà phải hoàn toàn chủ động. Đơn cử, với một hệ thống quản lý dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, Viettel đang đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0. “Một trong những tín hiệu tích cực từ sự chủ động trong bối cảnh cách mạng 4.0 của cơ quan đại diện chủ sở hữu của DNNN là việc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin để giám sát đánh giá kịp thời trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Với những động thái tích cực này hy vọng sẽ từng bước hỗ trợ, góp phần giúp DNNN tham gia mạnh mẽ vào cách mạng 4.0 để sản xuất kinh doanh tốt hơn”.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện Việt Nam đang ở ngưỡng “tiếp nhận thụ động cách mạng công nghiệp 4.0”, và điều đó cần thay đổi. Để biến ước mơ quốc gia số thành hiện thực, không chỉ chủ động tận dụng các cơ hội, Việt Nam đồng thời cần giải quyết sớm các trở ngại, trong những trở ngại lớn chính là nguồn nhân lực trình độ cao. Con người luôn ở trung tâm của cuộc cách mạng, nếu không muốn lỡ chuyến tàu 4.0, Việt Nam cần phải xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao bằng cách chú trọng đào tạo công nghệ về công nghệ mới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự là cơ hội để Việt Nam thực hiện khát vọng phồn vinh và Việt Nam sẵn sàng vượt qua thách thức để nắm lấy cơ hội, nhanh chóng bước lên con tàu 4.0. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật giúp doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ, phát triển được công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy xây dựng hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, hy vọng tới đây cũng với việc hoàn thành xây dựng Chiến lược quốc gia về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, quốc gia số Việt Nam sẽ ngày càng rõ nét.

Chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân:

Báo Công luận
 

“4.0 là xu thế vận động của thế giới, nó đã rất gần và đây là mục tiêu phải đạt tới. Nhưng để đạt tới trình độ này trước mắt phải làm cho kinh tế Việt Nam bền vững, phải xây dựng một loạt cơ sở làm nền tảng để tiến hành công nghiệp 4.0 một cách bền vững, cụ thể như xây dựng được hạ tầng cơ sở gồm cả hạ tầng vật chất và hạ tầng công nghệ, phải đổi mới tư duy, nhận thức của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, đào tạo cán bộ trẻ…Với bộ máy như hiện nay, trên nóng dưới chưa nóng, cơ sở hạ tầng chất lượng chưa đảm bảo, tiếp cận nguồn lực còn hạn chế… thì chưa thể có được quốc gia số, chưa thể ứng dụng được thành tựu công nghiệp 4.0. Có rất nhiều việc phải làm và không thể làm ngay được, phải có thời gian. Trước đây chúng ta đặt mục tiêu về đổi mới cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy quốc gia khởi nghiệp… nhưng chưa làm được bao nhiêu. Để có nền kinh tế số, chúng ta phải có nền công nghiệp phụ trợ phát triển, có nền nông nghiệp vững mạnh hỗ trợ cho công nghiệp, nền văn hóa cũng phải tương đối vững chắc…”.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam:

Báo Công luận
 

Để tiến lên phía trước, Việt Nam phải nâng cấp cách thức Chính phủ vận hành. Công nghệ có thể hỗ trợ theo nhiều cách, nhưng một mình công nghệ không thể giải quyết được vấn đề. Việc thuần túy đầu tư vào phần mềm hoặc phần cứng sẽ không cải thiện được khả năng vận hành của Chính phủ. Chính phủ sẽ không thể là đối tác của công nghiệp 4.0 nếu như bị mắc kẹt trong bộ máy quan liêu 1.0. Tôi tin rằng một công thức với ba yếu tố, tương tự như chiếc kiềng ba chân, có tầm quan trọng mật thiết với công nghiệp 4.0 để thực sự giúp Việt Nam đạt được khát vọng phát triển của mình, đó là công nghệ, thể chế và con người. Trước hết, về công nghệ, Việt Nam cần nắm bắt các giải pháp kỹ thuật số tích hợp. Chính phủ cần áp dụng tiếp cận toàn diện về cách công nghệ có thể hỗ trợ cải cách nhằm tác động và chuyển đổi những kết quả phát triển của mình. Một yếu tố quan trọng khác là dữ liệu mở. Dữ liệu được công khai và kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước và giữa Chính phủ với doanh nghiệp, người dân sẽ cho phép chúng được sử dụng tối ưu để đem lại nhiều lợi ích to lớn trong tương lai. Về thể chế, Chính phủ cần đưa các thể chế vào hoạt động và tinh giản quy trình hoạt động của mình để tạo điều kiện đổi mới. Và thứ ba là con người –Việt Nam phải đầu tư vào kỹ năng và sức khỏe của lực lượng lao động trong tương lai”.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu:

Báo Công luận
 

“Sử dụng công nghệ 4.0 là sử dụng hệ thống công nghệ blocchaine, điện toán đám mây để thu thập tất cả dữ liệu cá nhân của người dân, doanh nghiệp, nhưng hiện chúng ta chưa đủ tài chính để thành lập kho dữ liệu lớn, đặc biệt tư duy chưa thay đổi để tất cả mọi người đồng lòng hướng ti 4.0. Đơn c, nhiều ngân hàng hiện đang dùng những công nghệ lạc hậu có cách đây 10 năm… Để chủ động trong cuộc chơi này, cần có chính sách, chiến lược về công nghệ 4.0. Chúng ta đã bàn nhiều về 4.0 nhưng đến nay chiến lược về công nghiệp 4.0. chưa được ban hành. Bản thân chúng ta phải có dự báo, tiên liệu về việc công nghệ sẽ không dừng lại ở 4.0 mà là 5 hoặc 6.0, vậy Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập như thế nào. Nền kinh tế của chúng ta đang tương đối an toàn, chúng ta có thể kiểm soát được các vấn đề, các lĩnh vực của nền kinh tế nhưng với kinh tế số thì khác, sẽ có nhiều rủi ro phát sinh vì các đồng tiền ảo, công nghệ fintech – cho vay ngang hàng… sẽ vào Việt Nam, trong khi chúng ta chưa có quy định về pháp lý cho những vấn đề này. Vì thế, cần đuổi theo xu thế từ vấn đề pháp lý cho đến vấn đề quản lý quốc gia, quản lý nền kinh tế, từ đó tạo ra phông cho các thành phần kinh tế hoạt động trong nền kinh tế 4.0”.

TS. Nguyễn Kim Cương, Tổng Giám đốc Công ty CMC Software (thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC):

Báo Công luận
 

“Với vấn đề nguồn nhân lực trong công nghiệp 4.0, hệ thống đào tạo đang có chuyển biến nhanh. Hiện đang có những sáng kiến xây dựng những trung tâm về trí tuệ nhân tạo tại các trường đại học, các viện nghiên cứu và cả tại các DN lớn. Đây là những tiền đề rất tốt để có thể đào tạo ra những nhân lực có thể phát minh, tiếp nhận được công nghệ hiện đại. Đối vi vn đề d liu, điu này trước hết ph thuc vào tng ngành và ph thuc vào bn thân DN. H phi nhìn nhn v mt chiến lược cho vic tích lũy các d liu ca DN mình, ngành mình, hoc cp cao hơn (các cơ quan qun lý nhà nước). Dưới góc độ này, các cơ quan qun lý nhà nước phi đưa ra các chính sách để tp hp d liu nhm h tr cho các DN. V môi trường ng dng công ngh, s nhng DN có ý thc v hình thành quy trình, tích lũy d liu, ch khi nào được điu này thì h mi có cơ hi ng dng 4.0, ci tiến quy trình theo t động hóa ngược li. Mt trong nhng khó khăn trong tiếp nhn công nghiệp 4.0 là do hạn chế của các DN công nghệ, ở chỗ chưa đưa ra được nhiều giải pháp công nghệ có giá thành phù hợp. Tuy nhiên, với những vấn đề mà bản thân DN dù có ý thức cũng không làm được thì cần có sự hỗ trợ, vào cuộc của Chính phủ để đấu nối thông tin và điều tiết, quản lý. Chính phủ cần tập trung giải quyết các bài toán mà DN không làm được”.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương):

Báo Công luận
 

"Phát triển KTS không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. KTS là lĩnh vực đặc biệt, nó diễn ra quá nhanh và tác động quá lớn nên rất nhiều nước bắt tay vào xây dựng định hướng và chiến lược phát triển KTS chung cho mỗi quốc gia, dù trước đây họ chưa có ý tưởng phát triển KTS. Nhu cầu phát triển của xã hội, của thị trường và nền kinh tế đang buộc chúng ta cần thiết phải nhanh chóng có định hướng, chiến lược cho phát triển KTS của Việt Nam. Tuy nhiên, khi xây dựng đề án phát triển KTS định hướng chiến lược chung quốc gia, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số khá khó khăn khi tìm cách tiếp cận. Bởi rất nhiều nội dung đã được thảo luận như các nhóm về pháp lý, công nghệ, hạ tầng… nhưng nếu nhóm chung lại sẽ không giải quyết được, vì mỗi nhóm vấn đề sẽ liên quan đến nhiều bộ, ngành và doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, trước mắt cách tiếp cận là sẽ đưa ra các nhóm vấn đề trực diện nhất để phối hợp triển khai. Bao gồm nhóm hạ tầng cơ sở và thể chế, nhóm công nghệ, nhóm thanh toán… trong đó nhóm thanh toán là vấn đề rất lớn, đau đầu nhất vì nó đang kìm hãm phát triển KTS không chỉ của riêng Việt Nam".

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:

Báo Công luận
 

“Bên cạnh những cơ hội, thì nền kinh tế số, với những mô hình, phương thức kinh doanh mới cũng đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, thách thức về thị trường. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm lĩnh được thị trường, có mặt trong rất nhiều ngành nghề của nền kinh tế. Thứ hai, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin đang là một trong những thách thức lớn đối với lĩnh vực kinh tế số của Việt Nam. Dự báo đến cuối năm 2018, ngành này sẽ thiếu hụt khoảng 70.000 nhân sự và đến năm 2020 con số này sẽ là 500.000 nhân sự. Thứ ba, môi trường pháp lý phù hợp cho nền kinh tế số chưa hoàn thiện. Có một khung pháp lý phù hợp sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi giữa nền kinh tế và nền kinh tế số diễn ra một cách mau chóng và mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Thứ tư, thách thức về an ninh, bảo mật. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ còn nhiều bất cập mà hệ quả trực tiếp là kinh tế số dựa trên nền tảng Internet vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ về bảo mật, an toàn thông tin, tính riêng tư của dữ liệu. Thứ năm, thách thức trong triển khai thương mại điện tử, các chi phí, dịch vụ kho vận cao và kém so với nhiều nước trong khu vực đã hạn chế sự phát triển của thương mại đin t Vit Nam. Và th sáu, kh năng thích ng vi nn kinh tế s ca doanh nghip Vit Nam còn hn chế, đặc bit là DNNVV.

Huyền Phạm

 

baogiay

Tin khác

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm