Nền kinh tế thế giới có thực sự đang phục hồi?

Thứ năm, 08/10/2020 07:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chuyên gia nhận định, nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch. Các số liệu được đưa ra có vẻ cũng cho thấy điều đó. Nhưng bức tranh tổng thể thì lại không nói lên điều đó.

Nền kinh tế thế giới có thực sự đang phục hồi? Ảnh minh họa: Economist

Nền kinh tế thế giới có thực sự đang phục hồi? Ảnh minh họa: Economist

Ngày tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19, ít nhất là từ khía cạnh kinh tế, chính là ngày thứ Sáu Tốt Lành 10/4 khi các lệnh phong tỏa ở nhiều quốc gia diễn ra ở mức độ nghiêm ngặt nhất, buộc mọi người ở trong nhà và đình trệ các hoạt động.

GDP toàn cầu khi đó thấp hơn 20% so với mức nếu không có Covid-19.

Kể từ đó các chính phủ bắt đầu nới lỏng dần lệnh phong tỏa. Các nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Các nhà phân tích đang phác họa một mức tăng trưởng GDP toàn cầu từ 7% trở lên trong quý 3 năm nay, so với quý 2.

Điều đó như thể tất cả đều phục hồi theo hình V đầy ấn tượng, nhưng thế giới còn lâu mới có thể trở lại bình thường. Các chính phủ tiếp tục thực thi các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn virus.

Những biện pháp này làm giảm sản lượng, như là cho phép ít thực khách hơn trong các nhà hàng tại một thời điểm, hay cấm khán giả đến các đấu trường thể thao. Mọi người vẫn còn lo lắng về việc bị nhiễm bệnh.

Sự bất ổn về kinh tế trong cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở gần mức cao kỷ lục — và điều này rất có thể giải thích cho sự do dự đầu tư của các công ty.

Các tính toán của ngân hàng Goldman Sachs cho thấy rằng các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục làm giảm 7-8% GDP toàn cầu - giống với những gì tạp chí kinh tế hàng đầu The Economist đã đề cập vào tháng 4, khi chúng ta đặt ra thuật ngữ "nền kinh tế 90%" để mô tả điều sẽ xảy ra sau khi các lệnh phong tỏa bắt đầu được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, dù nền kinh tế toàn cầu đang hoạt động với công suất khoảng chín phần mười, nhưng có rất nhiều sự khác biệt giữa các ngành và các quốc gia.

Một số đang hoạt động tương đối, và đáng ngạc nhiên là một số nơi thì tốt, số khác thì rất tồi tệ. Lấy hiệu suất tương ứng của ngành hàng hóa và dịch vụ làm ví dụ.

Ngành hàng hóa hồi phục nhanh chóng. Doanh số bán lẻ toàn cầu đã phục hồi lên mức trước đại dịch trong tháng 7, theo như nghiên cứu của ngân hàng JPMorgan Chase.

Được các chính phủ trang bị lượng tiền mặt trị giá 2 triệu tỷ đô kể từ khi virus bùng phát, người tiêu dùng trên khắp thế giới đã tích trữ những hàng hóa cần thiết cho việc ở nhà nhiều hơn, từ máy tính xách tay đến quả tạ, điều này phần nào giải thích tại sao thương mại toàn cầu trụ được vững vàng hơn những gì các chuyên gia kinh tế đã dự đoán.

Sản lượng công nghiệp toàn cầu đã bù lại được gần như tất cả những phần bị mất do phong tỏa.

Hoạt động dịch vụ ở mức thấp hơn rất nhiều so với trước đại dịch, phần lớn là do những ngành này dễ bị ảnh hưởng bởi việc mọi người tránh tụ tập đông người.

Trên thế giới lượng thực khách tại các nhà hàng vẫn ở mức 30-40% thấp hơn so với mức bình thường, theo dữ liệu từ OpenTable - một nền tảng đặt bàn.

Số chuyến bay theo lịch trình chỉ bằng khoảng một nửa so với ngay trước khi đại dịch bùng phát. Sự khác biệt về hiệu suất kinh tế giữa các quốc gia thậm chí còn đáng chú ý hơn.

Tỉ lệ tăng trưởng phân hóa trong các đợt suy thoái là điều thường thấy. Nhưng quy mô của sự sụt giảm sản lượng năm nay đồng nghĩa với sự khác biệt giữa tỉ lệ tăng trưởng của các nước là vô cùng lớn.

Vào ngày 16 tháng 9, OECD, tổ chức gồm hầu hết các nước giàu đã đưa ra một dự báo kinh tế hoàn toàn mới. Cũng như các dự báo khác - như của Cục Dự trữ Liên bang, tổ chức trong cùng ngày hôm đó đã công bố những kế hoạch mới cho nền kinh tế Mỹ - dự báo này đã trở nên bớt u ám hơn trong mấy tháng gần đây.

Tuy thế, khoảng cách tăng trưởng giữa các quốc gia hoạt động tốt nhất và kém nhất trong nhóm các quốc gia G7 vào năm 2020 dự kiến là 6,7%, rộng hơn nhiều so với đợt suy thoái toàn cầu gần nhất cách đây một thập kỷ.

Trong số các nền kinh tế lớn, chỉ có Trung Quốc là dự kiến bành trướng vào năm 2020 Một số quốc gia, chẳng hạn Mỹ và Hàn Quốc, đối mặt với suy thoái nhưng hầu như không đến nỗi là thảm họa.

Ngược lại, nước Anh có vẻ đang tiến đến cuộc suy thoái sâu sắc nhất kể từ trận Đại băng giá năm 1709.

Một số nhà kinh tế cho rằng khoảng cách quá lớn giữa các quốc gia là một ảo ảnh thống kê, phản ánh các phương pháp tính toán số liệu GDP khác nhau.

Ví dụ, ở Anh cách các nhà thống kê tính tổng chi tiêu của chính phủ do khiến việc đóng cửa trường học và tạm dừng hoạt động ở bệnh viện có tác động lớn hơn đến GDP so với những nơi khác.

Nhưng tác động này là nhỏ - phần lớn sự sụt giảm sản lượng đến từ khu vực tư nhân. Thay vào đó, hiệu suất phụ thuộc vào ba yếu tố.

Đầu tiên là cấu phần nền kinh tế. Các quốc gia như Hy Lạp và Ý, vốn dựa vào bán lẻ và khách sạn, dường như luôn dễ bị ảnh hưởng hơn những nước như Đức. Lĩnh vực sản xuất lớn của Đức đã được hưởng lợi từ sự phục hồi hàng hóa toàn cầu.

Thứ hai là sự tự tin, điều này dường như được đong đếm bởi kinh nghiệm của một quốc gia khi bị phong tỏa. Hiệu suất kinh tế nghèo nàn của Anh có thể liên quan đến sự kém cỏi trong việc xử lý đại dịch của chính phủ. Người Anh có vẻ lo lắng hơn những người châu Âu khác về việc mạo hiểm đi ra ngoài.

Yếu tố thứ ba là gói kích thích. Các nhà lập pháp của Mỹ có khả năng không thể thống nhất được với nhau về việc bổ sung, nhưng họ đã ban hành gói cứu trợ lớn nhất thế giới, tương ứng với quy mô nền kinh tế của nước này.

OECD cho rằng đây sẽ là một trong những quốc gia giàu có hiệu suất tốt hơn trong năm nay.

Chưa thể coi là phục hồi khi nhiều quốc gia đang có nguy cơ kéo dài lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh. Ảnh: Francis Scialabba

Chưa thể coi là phục hồi khi nhiều quốc gia đang có nguy cơ kéo dài lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh. Ảnh: Francis Scialabba

Điều gì tiếp theo cho "nền kinh tế 90%"?

Một số nhà cầm quyền đã buộc phải tăng cường lệnh phong tỏa. Nhưng một số khác có thể hiệu chỉnh các biện pháp phong tỏa mà không gây ảnh hưởng quá tiêu cực đến GDP.

Có thể nói điều đó có thể đưa thế giới đến gần hơn với "nền kinh tế 95%". Thật vậy, OECD kỳ vọng GDP toàn cầu sẽ phục hồi hơn nữa trong năm nay.

Thật hấp dẫn để nghĩ rằng một loại vắc xin, nếu có thể được sử dụng đủ rộng rãi, sẽ giúp mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Nhưng những vết sẹo sẽ vẫn còn đó.

Việc các công ty không muốn đầu tư ngày hôm nay sẽ đồng nghĩa với việc có ít vốn hơn trong tương lai. Ngày càng nhiều người lao động Mỹ tin rằng họ sẽ không quay lại công việc cũ được.

Việc phân bổ lại các nguồn lực dư thừa cho các doanh nghiệp có năng suất cao hơn sẽ mất nhiều thời gian.

Các nhà thiết lập lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ không trở lại mức trước đại dịch là 4% cho đến năm 2023, còn các nhà phân tích tại Goldman Sachs nghĩ rằng nó sẽ chỉ trở lại vào năm 2025, mặc dù họ lạc quan rằng vắc xin sẽ sớm được phân phối rộng rãi.

Bởi bản thân dịch bệnh này có ảnh hưởng lâu dài, nhưng suy thoái kinh tế do Covid sẽ khiến nền kinh tế khó tránh khỏi tác động tiêu cực trong thời gian tới.

Vân Trần

Tin khác

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

(CLO) Sáng ngày 16/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang thăm cấp nhà nước Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị ám sát hôm 15/5 nhưng đã qua cơn nguy kịch và đang dần ổn định trở lại. Ông là người chuyển chính sách đối ngoại của nước này theo hướng thân Nga và xa rời phương Tây.

Thế giới 24h
Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

(CLO) Thái Lan có thể phải xem xét di dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, theo một quan chức cấp cao của văn phòng biến đổi khí hậu nước này cho biết hôm 15/5.

Thế giới 24h
Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

(CLO) Indonesia hôm thứ Tư (15/5) đã thực hiện gieo việc hạt mây như một giải pháp để ứng phó với mưa lũ đang diễn ra nghiêm trọng ở đảo Sumatra. Tất nhiên, họ sẽ không gieo hạt mây ở vùng mưa lũ, mà ở các vùng lân cận, để ngăn mây và mưa đến khu vực này.

Thế giới 24h
Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

(CLO) Chính phủ Úc sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh (bao gồm "thị thực vàng") được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế.

Thế giới 24h