Nền kinh tế toàn cầu tổn thất tới 10.300 tỷ USD vì Covid-19

Thứ ba, 19/01/2021 09:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, trong năm 2020 và 2021, đại dịch COVID-19 đã gây tổn thất 10.300 tỷ USD cho sản lượng kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế toàn cầu tổn thất tới 10.300 tỷ USD vì Covid-19. Ảnh minh họa

Nền kinh tế toàn cầu tổn thất tới 10.300 tỷ USD vì Covid-19. Ảnh minh họa

Theo tạp chí The Economist của Anh, con số thiệt hại trên là chưa đầy đủ khi mới chỉ so với quy mô của nền kinh tế thế giới trước đại dịch, chứ chưa so với quy mô sẽ đạt được của nền kinh tế thế giới nếu đại dịch COVID-19 không xảy ra.

Để thấy thiệt hại do tác động của COVID-19 lớn hơn, các nhà kinh tế cần ước tính GDP toàn cầu phát triển như thế nào nếu không có đại dịch COVID-19.

Cách đơn giản là theo dự báo của WB được đưa ra vào thời điểm này năm ngoái, khi mối đe dọa COVID-19 vẫn chưa hiện hữu.

Vào thời điểm đó, WB dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng 2,5% trong năm 2020, đạt mức 86.000 tỷ USD. So với con số đó, GDP toàn cầu năm 2020 có lẽ đã mất đi 6,6%, tương đương khoảng 5.600 tỷ USD.

Ngân hàng Thế giới dự báo, trong năm 2021, nền kinh tế thế giới có thể sẽ phát triển nhanh một cách không bình thường nhờ việc triển khai vaccine phòng COVID-19.

Tuy nhiên, ngay cả khi dự báo này đúng và không có thêm biến cố nào xảy ra, sản lượng kinh tế thế giới năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn 5,3% so với dự báo của WB trước đại dịch, mất thêm gần 4.700 tỷ USD.

Cộng hai con số này với nhau, trong năm 2020 và 2021, đại dịch COVID-19 đã gây tổn thất 10.300 tỷ USD cho sản lượng kinh tế toàn cầu.

Chỉ tính riêng Mỹ và Trung Quốc, có GDP hàng năm lớn hơn 10.000 tỷ USD con số thiệt hại là rất lớn. Mỹ sẽ chịu thiệt hại khoảng 1.700 tỷ USD. Trong số các quốc gia đang phát triển, Ấn Độ chịu mức thiệt hại lớn nhất, khoảng 950 tỷ USD.

Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với nền kinh tế của Ấn Độ, nhưng nước này có mức thiệt hại thấp hơn, khoảng 680 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngay cả những con số thiệt hại khổng lồ trên cũng là chưa đầy đủ. Thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra sẽ không chỉ giới hạn trong năm nay và năm ngoái. Ngân hàng Thế giới dự kiến GDP toàn cầu năm 2022 sẽ vẫn thấp hơn 4,4% so với mức mà ngân hàng này dự báo trước đại dịch.

WB lo ngại với tổn hại lâu dài đối với đầu tư, nguồn nhân lực và do đó có thể là tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Tổ chức này cũng lo ngại rằng các khoản nợ mà các chính phủ và công ty đã vay để vượt qua đại dịch COVID-19 có thể gây hại cho tăng trưởng trong tương lai.

Minh Châu

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Giao dịch nhà đất phục hồi, khu vực phía Tây tiếp tục thu hút nhà đầu tư

TP HCM: Giao dịch nhà đất phục hồi, khu vực phía Tây tiếp tục thu hút nhà đầu tư

(CLO) Trong 4 tháng đầu năm, số lượng hồ sơ giao dịch nhà đất đã tăng đáng kể so với năm trước, chủ yếu là giao dịch cá nhân. Cho thấy thị trường đã dần sôi động hơn và niềm tin của nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại thị trường.

Bất động sản
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp