Nền kinh tế Việt Nam 2022 đối mặt với những thách thức nào?

Thứ tư, 02/02/2022 07:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dự báo về kinh tế 2022, chuyên gia lo ngại những yếu tố mang tính thách thức như việc phòng chống dịch còn thiếu nhất quán ở các địa phương, sức cầu còn yếu, dịch vụ phục hồi chậm; đầu tư toàn xã hội tăng thấp, lạm phát tăng…

Đi qua năm 2021 nhiều khó khăn

2021 được đánh là một năm vô cùng khó khăn với nền kinh tế Việt Nam trước tác động của đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4.

nen kinh te viet nam 2022 doi mat voi nhung thach thuc nao hinh 1

Năm 2021 với nhiều khó khăn đã đi qua, nền kinh tế Việt Nam năm 2022 hứa hẹn có triển vọng tích cực hơn.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV khi nhìn lại năm 2021 thì cho rằng “chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng về y tế rồi sang kinh tế”.

Tuy nhiên ông Lực cho rằng, cuộc khủng hoảng này không kéo dài, đã và đang có xu hướng phục hồi tốt. Trên thế giới, nhiều nước đang dần quay trở lại trạng thái trước dịch, điển hình như Trung Quốc. Riêng Việt Nam thì “có vẻ hơi lỡ nhịp so với nhiều nước”.

Ông Lực dẫn chứng, nếu nhiều nước phục hồi hình chữ V thì Việt Nam lại đi ngang và có xu hướng “xuống” một chút. Sang năm 2022, ông Lực kỳ vọng nền kinh tế sẽ có những cải thiện.

Đưa ra nhận định một số rủi ro thách thức chính tác động của thế giới có thể tác động đến nền kinh tế Việt Nam, ông Lực cho rằng: đại dịch còn phức tạp, giá cả một số loại hàng hoá như dầu, vàng hay chứng khoán biến động mạnh và khó đoán hơn; giá cả, lạm phát còn ở mức cao, nhiều nước trên thế giới thu hẹp các gói hỗ trợ…

Trong khi đó ở trong nước, ông Lực lo ngại việc phòng chống dịch còn thiếu nhất quán ở các địa phương, sức cầu còn yếu, dịch vụ phục hồi chậm; đầu tư toàn xã hội tăng thấp, lạm phát tăng, rủi ro nợ công, thâm hụt ngân sách, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, cơ cấu lại DNNN còn gặp nhiều thách thức, nợ xấu tănh, giá bất động sản bán, thuê đều tăng…

Bàn về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, vị chuyên gia cho rằng, lợi nhuận biên của doanh nghiệp giảm trong năm vừa qua và có thể tiếp tục trong năm 2022. Cùng với đó là nỗi lo tác động từ biến thể Omicron.

Tuy nhiên bên cạnh những thác thức nêu trên, ông Lực cho rằng nền kinh tế cũng có nhiều điểm sáng. Đa số dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nay rất khả quan, thấp nhất 6%, cao nhất là 8% đi kèm với điều kiện thực hiện tốt chương trình phòng chống dịch và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Ông Lực cho biết, đây là 2 chương trình vô cùng trọng điểm để tạo sức bật tăng trưởng năm nay.

Về triển vọng và cơ hội năm 2022, ông Lực “tâm đắc” với câu nói biến tiềm năng thành cơ hội. “Năm nay rất nhiều cơ hội. Tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức khá cao (4,5-5%), dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn. Đặc biệt là Việt Nam có chương trình phục hồi và phát triển KTXH 2022-2023”, ông Lực nói. Bên cạnh đó, việc cải cách tiếp tục được thúc đẩy, quy hoạch điện VIII, RCEP có hiệu lực... là những cơ hội của nền kinh tế.

Lạc quan vào kinh tế 2022

Nhận định về kinh tế 2022, ông Tim Evans - Tổng giám đốc của HSBC Việt Nam cũng đặt nhiều kỳ vọng với độ phủ vắc-xin nhanh chóng và rộng rãi khắp cả nước.

Tuy nhiên ông Tim Evan cũng lo ngại khi chúng ta lại tiếp tục đối diện với một biến chủng mới là Omicron – “thủ phạm” khiến các chuyên gia dự báo tình hình trong tương lai thực sự đau đầu. Trong khi chúng ta chưa thực sự hiểu rõ về khả năng lây lan và gây bệnh của Omicron, nhiều quốc gia đã sớm áp dụng trở lại các biện pháp kiểm soát biên giới với nhiều mức độ khác nhau và nền kinh tế có khả năng sẽ phải gánh chịu hậu quả.

“Tôi vốn là người có xu hướng lạc quan trong mọi tình huống và với Việt Nam, tôi vẫn luôn có một niềm tin tích cực vào cơ hội và triển vọng tăng trưởng”, Tổng giám đốc của HSBC Việt Nam nói.

Khi đánh giá những tháng cuối năm và tình hình trong tương lai, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC nhận định kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022 chủ yếu nhờ đầu tư FDI mạnh mẽ trở lại tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất từ đó thúc đẩy xuất khẩu cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam ký trong vòng hai năm qua bắt đầu mang lại trái ngọt.

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, tầng lớp trung lưu tiếp tục mở rộng và cụ thể là tầng lớp giàu ngày một gia tăng sẽ thúc đẩy tiêu dùng của Việt Nam từ đó mang lại thay đổi tích cực trong lĩnh vực tiêu dùng bởi người Việt Nam đã bắt đầu chi tiêu mạnh tay hơn cho giải trí và du lịch.

“Cơ sở hạ tầng mới đưa vào sử dụng cũng sẽ tiếp tục “tiếp thêm nhiên liệu” cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tái tạo/năng lượng xanh sau khi chính phủ Việt Nam đã ra những tham vọng lớn sau Hội nghị COP26, cụ thể mục tiêu hướng đến của Việt Nam là tới năm 2045, năng lượng tái tạo sẽ chiếm tới 75% tổng năng lượng sản xuất trong nước”, ông Tim Evans nói.

Vị này cũng cho rằng, sẽ cần theo dõi sát sao một số vấn đề để tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra cho nền kinh tế trong tương lai. Trong đó, một chỉ số cần giám sát kỹ là giá năng lượng đang tăng lên. Hệ quả kéo theo là chi phí vận chuyển gia tăng nhanh chóng và trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát trong nước.

“Quan điểm hiện tại của chúng tôi là nhu cầu trong nước phục hồi từng bước có thể bù đắp cho giá năng lượng cao, vì vậy, chúng tôi đánh giá lạm phát có thể tăng lên 3,5% trong năm 2022 và vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của chính phủ”, Tổng giám đốc HSBC nói.

Yếu tố bất ổn nhất tác động tới kinh tế 2022 theo ông Tim Avans, vẫn chính là Covid mặc dù quan điểm cá nhân là trong tương lai, bất kỳ đợt bùng dịch nào cũng cần được kiểm soát bằng giải pháp hạn chế hoặc giãn cách khoanh vùng thay vì áp dụng trên diện rộng như nhiều nước đã triển khai trong năm 2021 và để lại hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế.

“Tóm lại, năm 2021 đã sắp khép lại, đây là lúc để chúng ta hít một hơi thật sâu và tin rằng tình huống tệ nhất đã nằm lại sau lưng chúng ta, Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng kinh tế vượt bậc của năm 2019”, Tổng giám đốc HSBS nhấn mạnh.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô