Nền tảng cho sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế, xã hội Việt Nam trong năm 2022

Thứ bảy, 17/09/2022 08:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam đã sử dụng linh hoạt và khá đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác nhằm khắc phục thiệt hại và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong đại dịch.

Trên cơ sở thành công của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 (tháng 12/2021), Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 18/9 tới đây tại Hà Nội với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”.

Trước thềm sự kiện quan trọng này, cùng nhìn lại kết quả Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 – sự kiện đã đặt nền tảng cho sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế, xã hội Việt Nam trong năm 2022.

nen tang cho su phuc hoi manh me cua kinh te xa hoi viet nam trong nam 2022 hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội).

Theo đó, năm 2021 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đây cũng là năm các nước trên thế giới chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, khiến tình hình kinh tế bất ổn, ổn định xã hội nhiều nơi không được giữ vững. Trong tình hình đó, Quốc hội Việt Nam đã có nhiều giải pháp đổi mới để thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế xã hội. Một trong những dấu ấn lớn nhất trong năm hoạt động sôi động, hiệu quả và thực chất đó là Diễn đàn Kinh tế năm 2021.

Diễn đàn Kinh tế năm 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” đã diễn ra sau khi Quốc hội khóa XV hoàn tất chương trình Kỳ họp thứ 2. Tại Kỳ họp đó, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng và triển khai theo thẩm quyền Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 theo phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh", xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế. Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ xây dựng các gói chính sách về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ 2 chương trình này, phục vụ cho mục tiêu phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phục hồi phát triển kinh tế để trình Quốc hội xem xét.

nen tang cho su phuc hoi manh me cua kinh te xa hoi viet nam trong nam 2022 hinh 2

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý hàng đầu trong nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước.

Tại Diễn đàn, các diễn giả, các nhà khoa học đã cập nhật, đánh giá những vấn đề mới nhất về tình hình phòng, chống dịch bệnh trên toàn thế giới; phân tích, đánh giá, dự báo xu hướng và tác động của dịch bệnh, thực trạng của nền kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng của thời gian tới - giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập rất sâu và rộng với nền kinh tế thế giới.

Đồng thời, các diễn giả đã chia sẻ kinh nhiệm quốc tế về phòng, chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế cũng như những gợi ý chính sách, những ý kiến đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam, những kiến nghị đề xuất cho chương trình phục hồi kinh tế xã hội, các gợi ý chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Sau diễn đàn, Việt Nam đã sử dụng linh hoạt và khá đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác nhằm khắc phục thiệt hại và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong đại dịch.

nen tang cho su phuc hoi manh me cua kinh te xa hoi viet nam trong nam 2022 hinh 3

Ảnh minh họa.

Những ý kiến thảo luận chính sách tại Diễn đàn Kinh tế năm 2021 là cơ sở để chỉ một tháng sau đó, Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ nhất nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách, để hỗ trợ kịp thời cho Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Cho đến nay, các chính sách đã từng bước đi vào cuộc sống, vừa có tác động trước mắt, vừa có tác động lâu dài và nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của dư luận trong nước cũng như quốc tế.

Trên cơ sở thành công của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 vào tháng 12/2021, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam tiếp tục phối hợp tổ chức Diễn đàn với tên gọi mới là Diễn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, sẽ diễn ra vào ngày 18/9.

Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Thống nhất quy mô đầu tư, đề xuất mức vốn cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn qua tỉnh Hải Dương

Thống nhất quy mô đầu tư, đề xuất mức vốn cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn qua tỉnh Hải Dương

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương thống nhất về quy mô đầu tư, phương thức đầu tư, đề xuất cụ thể mức vốn, nguồn vốn Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37, đoạn từ quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Tin tức
Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển

Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương có biển sớm hoàn thiện, triển khai quy hoạch liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tăng cường tính liên kết trong việc phát triển các ngành kinh tế nói chung với phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

Tin tức
Bộ Công an khen thưởng Công an tỉnh Nam Định vì thành tích đặc biệt xuất sắc

Bộ Công an khen thưởng Công an tỉnh Nam Định vì thành tích đặc biệt xuất sắc

(CLO) Công an tỉnh Nam Định vừa được Bộ Công an khen thưởng về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

Tin tức
Xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam, hoàn thành trong tháng 5/2024

Xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam, hoàn thành trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, tập trung xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Tin tức
Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao

Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao

(CLO) Theo hướng phát triển, vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng.

Tin tức