"Nét thời gian" - Triển lãm tranh ký họa của họa sĩ, NSND Ngô Mạnh Lân

Chủ nhật, 03/11/2019 17:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Triển lãm ký họa 'Nét thời gian' của họa sĩ, NSND Ngô Mạnh Lân đã khai mạc chiều 2/11, tại ĐH Mỹ Thuật Việt Nam. Hơn 250 tác phẩm trưng bày là những nhành lá thời gian ông hái lượm được trên bước đường tự lập thân, đã đạt đến chuẩn mực về nghệ thuật, đậm giá trị lịch sử, văn hóa.

Sự kiện: hoạ sĩ

Văn nghệ sĩ nhiều thế hệ và đông đảo người yêu mến họa sĩ, NSND Ngô Mạnh Lân đã đến chúc mừng và chia vui với ông tại lễ khai mạc triển lãm

Văn nghệ sĩ nhiều thế hệ và đông đảo người yêu mến họa sĩ, NSND Ngô Mạnh Lân đã đến chúc mừng và chia vui với ông tại lễ khai mạc triển lãm "Nét thời gian". Ảnh: cand.com.vn

Họa sĩ, NSND Ngô Mạnh Lân sinh ngày 9/11/1934 tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông tham gia khóa học đầu tiên của trường Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1956, ông được cử sang Liên Xô học đạo diễn hoạt hình tại ĐH Quốc gia Điện ảnh Liên Xô. Sau khi về nước, ông làm việc tại xưởng phim Hoạt họa búp bê Việt Nam (nay là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam). Ông là nghệ sĩ hàng đầu trong ngành điện ảnh hoạt hình Việt Nam, từng giành nhiều giải thưởng ở trong nước và quốc tế về phim hoạt hình. Ông nguyên là Giám đốc Hãng phim Hoạt hình Việt Nam.

Ngoài công việc đạo diễn, ông còn là một họa sĩ, Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông đã vẽ nhiều ký họa, tranh sơn dầu, tranh cổ động, bìa tem, bìa sách, truyện tranh… Ngoài ra, ông cũng đã nhận nhiều giải thưởng về mỹ thuật, được trao tặng danh hiệu NSND năm 1997. Năm 2007, Họa sĩ Ngô Mạnh Lân được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Hoạ sĩ, NSND Ngô Mạnh Lân chia sẻ cảm xúc tại lễ khai mạc triển lãm. Ảnh: vietnamnet

Hoạ sĩ, NSND Ngô Mạnh Lân chia sẻ cảm xúc tại lễ khai mạc triển lãm. Ảnh: vietnamnet

Triển lãm “Nét thời gian” được tổ chức đúng vào những ngày kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga, nơi họa sĩ từng học tập cũng đồng thời hướng tới kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

“Nét thời gian” trưng bày hơn 250 tác phẩm ký họa họa sĩ Ngô Mạnh Lân đã sáng tác trong suốt 70 năm qua . Qua các tác phẩm này người xem như được nghe, đọc những câu chuyện kể, những bài thơ trữ tình về quê hương, đất nước, con người; được thấy và trải nghiệm một cách thú vị và đầy ý nghĩa về một cuộc sống, một thời đại mà bản thân người nghệ sỹ đã từng được đắm mình trong đó, là nhân chứng, là người ghi lại nó…

Triển lãm giới thiệu hàng loạt các ký họa về hình ảnh người lính.

Triển lãm giới thiệu hàng loạt các ký họa về hình ảnh người lính.

Người xem không chỉ thấy được những chặng đường sáng tác quan trọng nhất của tác giả, mà  còn gặp nhiều tư liệu quý, ghi chép lại những dấu ấn lịch sử, văn hóa của đất nước qua nhiều giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Pháp…

Tại triển lãm tranh ký họa “Nét thời gian”, người xem bắt gặp nhiều ký họa là kết quả rèn luyện của ông từ năm 1952 như: Bà mẹ chiến sĩ, cảnh sản xuất, sinh hoạt, phong cảnh ở địa phương…

Đặc biệt, các tác phẩm được họa sĩ Ngô Mạnh Lân vẽ trong khoảng thời gian ông vào bộ đội, đi chiến dịch Điện Biên là một trong số các mảng màu nổi bật của triển lãm. Hàng loạt các ký họa về hình ảnh người lính, từ hành quân, đào công sự, làm giao thông hào, học tập xây dựng quyết tâm, cho đến những khoảnh khắc bộ đội tắm giặt trong suối sau đêm hành quân, phút nghỉ ngơi, thư giãn, suy tư, trầm ngâm đợi lệnh… đều được ông “chớp” rất nhanh và thổi hồn vào từng trang ký họa.

Ngô Mạnh lân 6

Trong số các bức ký họa trưng bày tại triển lãm lần này, có rất nhiều bức ký họa về NSND Ngọc Lan, người bạn đời đã đồng hành cùng ông trong suốt những chặng đường đã qua, những bức ký họa về cuộc sống của gia đình, về các con của ông…

Các bức ký họa được thể hiện bằng chì thường, chì than, bút máy, mực que, mực nho, màu nước... Ở mỗi mảng đề tài, có những ký họa đặc biệt nổi bật, đánh dấu những chuyển biến trong nhân sinh quan về thế giới quan, cũng như kỹ thuật, phong cách của người sáng tác.

Hoạ sĩ, NSND Ngô Mạnh Lân cùng người bạn đời NSND Ngọc Lan tại triển lãm. Ảnh: vietnamnet

Hoạ sĩ, NSND Ngô Mạnh Lân cùng người bạn đời NSND Ngọc Lan tại triển lãm. Ảnh: vietnamnet

Triển lãm “Nét thời gian” thu hút sự quan tâm của đông đảo văn nghệ sĩ, họa sĩ nhiều thế hệ. Ngắm các tác phẩm được trưng bày trang trọng tại triển lãm, họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết, các ký họa trưng bày cho thấy đam mê, sự bền bỉ lao động nghệ thuật  của NSND Ngô Mạnh Lân. 

Tại triển lãm, ký ức rưng rưng về một thời miệt mài học tập, lao động, sáng tác của NSND Ngô Mạnh Lân và những họa sĩ thuộc các thế hệ đầu của Trường Mỹ thuật Việt Nam đã trở lại qua câu chuyện xúc động của nhiều họa sĩ lão thành.

vợ

Hoạ sĩ Mai Long cho biết, ông học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam cùng với họa sĩ Ngô Mạnh Lân từ năm 1950. 

"Họa sĩ Ngô Mạnh Lân cũng là một trong số những nghệ sĩ trẻ nhất của lớp họa sĩ kháng chiến. Ngày đó, cuộc sống rất kham khổ nhưng thầy và trò đều miệt mài lao động, sáng tác. Trong giai đoạn khó khăn ấy, họa sĩ, sinh viên có được các ký họa đã rất quý. Họa sĩ Ngô Mạnh Lân đã tạo được sự chú ý bởi kỹ thuật tạo hình rất tốt, vẽ nhiều nhưng các tác phẩm của ông không chỉ phản ánh hiện thực có sẵn mà trong đó luôn có phát hiện mới mẻ của chính tác giả về những vẻ đẹp đôi khi rất bình dị của đời sống… Trong đó, bức ký họa “Bà Khiêm” của NSND Ngô Mạnh Lân nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn cùng khóa và cả các thầy trong trường, cho thấy tình yêu hội họa mãnh liệt của một họa sĩ trẻ", hoạ sĩ Mai Long chia sẻ.

Qua các tác phẩm ký họa người xem như được nghe, đọc những câu chuyện kể, những bài thơ trữ tình về quê hương, đất nước, con người... Ảnh: vietnamnet

Qua các tác phẩm ký họa người xem như được nghe, đọc những câu chuyện kể, những bài thơ trữ tình về quê hương, đất nước, con người... Ảnh: vietnamnet

Họa sĩ NSND Ngô Mạnh Lân cũng cho biết, với ông, hội họa là đam mê từ thủa thiếu thời. Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông đã vẽ hình Bác Hồ in trên tờ giấy thấm, treo lên phòng khách trong nhà.  Năm 1950, ông trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật. “Đối với tôi, đây đúng là một giấc mơ có thật”, NSND Ngô Mạnh Lân chia sẻ.

Ba năm học ở trường, nhờ các bậc thầy về hội họa như họa sĩ Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ… hết lòng dìu dắt, hướng dẫn, các sinh viên như ông đã luyện cho mình cách vẽ, nhìn nhận sự vật để thể hiện trên tranh rất nhanh.

ky_hoa_1

Họa sĩ Ngô Mạnh Lân nhớ lại: Ngay từ khi còn đi học, ông và các sinh viên luôn được họa sĩ Tô Ngọc Vân định hướng rằng hội họa cũng là một công tác, người vẽ là một cán bộ. 

Ngoài giờ học, sinh viên dành thời gian đi thực tế và vẽ, tự rèn luyện, nâng cao nhận thức, khả năng chuyên môn. Năm 1953, khi vừa kết thúc lớp chỉnh huấn 3 tháng cho các văn nghệ sĩ, ông vào bộ đội, nhận lệnh cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch và bắt nhịp rất nhanh.

Triển lãm giới thiệu nhiều bức ký họa về nét sinh hoạt, phong cảnh ở địa phương…

Triển lãm giới thiệu nhiều bức ký họa về nét sinh hoạt, phong cảnh ở địa phương…

Dù có khi mệt mỏi rã rời, cùng ăn, cùng ở, cùng đánh đồn, cùng trú ẩn trong các công sự, nghe tiếng súng nổ ầm ầm, nhìn những đường đạn chíu chít trước mặt…, ông vẫn tranh thủ thời gian để vẽ. Tháng 5/1975, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, ông được phép vào trung tâm Mường Thanh lấy tài liệu, nằm ở giao thông hào gần hầm Đờ Cát. Ban ngày đi vẽ, ban đêm ông về hầm nghỉ. Rất nhiều ký họa về các cứ điểm Điện Biên Phủ được ông thực hiện trong khoảng thời gian này. 

"Xem tranh ký họa của họa sĩ Ngô Mạnh Lân có thể thấy rõ ông đi nhiều, sống nhiều, cảm thụ nhiều, lao động bằng một tinh thần hết sức nghiêm túc, trung thực. Bút pháp của ông cũng vì thế phong phú, giàu có như thiên nhiên và cuộc sống, khi trữ tình, khi đậm chất sử thi, khi mạnh mẽ, dứt khoát, táo bạo đem đến những hiệu quả tràn trề ánh sáng, và qua diễn dịch tâm lý cũng đượm đà màu sắc, cân bằng giữa tính xác thực khoa học hàn lâm và biểu cảm", hoạ sĩ Lê Thiết Cương nhận xét.

Hay như nhận xét của nhiều người, ở mảng tranh ký họa, năng lực quan sát, năng lực cảm thụ thiên nhiên, sự vật, kỹ năng sử dụng nét, đường nét và kỹ năng diễn tả ánh sáng của Ngô Mạnh Lân đôi khi đã đạt tới độ thăng hoa và trình độ chuẩn mực.

Ngô Mạnh Lân 5

"Những bức ký hoạ có một giá trị lịch sử của nó, nhất là những bức ký hoạ về thời kỳ kháng chiến. Nếu không tài năng thì không tài nào ghi lại nhanh khoảnh khắc đó bằng hình được. Bình thường, với những bức tranh ký hoạ, nó chỉ là bước đệm để tác giả hoàn thiện thành bức tranh nhưng với hoạ sĩ Ngô Mạnh Lân, chỉ cần những ký hoạ bằng chì thôi cũng thấy được, tác phẩm đó đã sinh động như thế nào, nó không cần phải tô vẽ thêm gì nữa", nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Vương Duy Biên cảm nhận.

Thực tế, “kho” tranh ký họa của NSND Ngô Mạnh Lân còn phong phú hơn rất nhiều so với những gì mà người xem cảm nhận được tại triển lãm “Nét thời gian”. Ông cho biết, các tác phẩm trưng bày tại triển lãm chỉ là một phần trong nhiều “thùng” tác phẩm ký họa ông đang bảo quản tại xưởng vẽ gia đình. Suốt 69 năm qua, từ ngày mới gắn bó với hội họa, theo học Trường Mỹ thuật Việt Nam, lặn lội trên chiến trường cùng bộ đội, về với nông dân cả miền xuôi lẫn miền núi, cho đến những tháng năm được cử sang Liên Xô học về làm phim hoạt hình rồi gắn bó với Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, chưa bao giờ ông hết đam mê hội họa. Ở nơi đâu, ông cũng bị đời sống, cảnh vật quyến rũ, gọi mời.

nsnd-ngo-manh-lan-va-nhung-net-ky-hoa-thoi-gian-5

Nhờ sự chinh phục cảm xúc của chính mình bằng đường nét, sắc màu của những tháng năm ấy, ông đã kịp ghi lại rất nhiều khoảnh khắc, hình ảnh về đời sống, con người, cảnh vật nhiều vùng, miền ở trong nước và nước ngoài. Đến nay, cảnh cũ không còn, người xưa đã khác nhưng tất cả vẫn “sống” trong các ký họa của NSND Ngô Mạnh Lân, như cách ông gọi vui là những “nét thời gian” của năm tháng đã qua.

Cho đến tận hôm nay, mỗi khi ngắm lại các ký họa của mình, ông vẫn thấy bồi hồi, xúc động về những khoảng đời đã trải qua. Ông lựa chọn một số tranh ký họa, thực hiện triển lãm “Nét thời gian” như là cách để chia sẻ với bạn bè và giữ làm kỷ niệm. 

PV

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa