Nét văn hoá còn mãi tại làng nghề đúc đồng Trà Đông

Thứ tư, 09/11/2022 09:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trải qua bao thăng trầm của thời gian, đến nay, nghề đúc đồng Trà Đông vẫn tồn tại, phát triển ngày càng hưng thịnh và là “Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia” của tỉnh Thanh Hoá.

Làng Trà Đông, xưa kia gọi là Sơn Trang, tên nôm là Kẻ Chè, một vùng đất cổ cách TP Thanh Hóa 12 km về phía Tây Bắc, nằm trong địa vực của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. 

X

Nghề đúc đồng làng Chè - Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa xưa nay vốn nổi tiếng với nhiều sản phẩm tinh xảo như trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống… được làm bởi những nghệ nhân tài hoa, yêu nghề và cần cù lao động.

Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng làng Chè vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được. Nghề đúc đồng làng Trà Đông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đến làng Trà Đông ngày nay, giữa khói bụi than lửa, ta sẽ thấy được các nghệ nhân đúc đồng nhẫn nại, tỉ mẩn khắc từng nét hoa văn lên khuôn đúc. Họ như những nghệ sĩ tài hoa đang cháy hết mình để thổi vẻ đẹp của đất và người vào những sản phẩm đồng.

Làng nghề đúc đồng Trà Đông không chỉ là nơi lưu giữ kỹ thuật đúc đồng truyền thống độc đáo của cả nước mà còn là địa chỉ du lịch làng nghề thu hút đông đảo du khách gần xa. 

Hiện nay, làng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông đang duy trì 33 cơ sở kinh doanh sản xuất. Trong đó có 8 hộ sản xuất nghề đúc đồng với quy mô lớn. Mỗi cơ sở thu hút 30 - 50 lao động mang lại lợi ích kinh tế cao, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

Làng nghề đúc đồng Trà Đông có 4 nghệ nhân được Chủ tịch nước công nhận là nghệ nhân ưu tú. Các nghệ nhân này đã có công lớn trong việc phục dựng, làm sống lại và phát triển nghề đúc đồng cổ truyền.

Với tình yêu và niềm đam mê, những người thợ đúc đồng đã mày mò, nghiên cứu, đúc thành công trống đồng bằng phương pháp thủ công truyền thống với nhiều kích cỡ khác nhau, được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao.

Từ chiếc trống đồng với phiên bản và hoa văn Ngọc Lũ năm 2000; chiếc trống đồng có kích thước lớn nhất Việt Nam với đường kính mặt trống 1,51m, cao 1,21m năm 2007; đến chiếc trống đồng phiên bản Ngọc Lũ được xem là lớn nhất thế giới nặng khoảng 8 tấn, cao 2m, đường kính mặt trống 2,7m năm 2013; đặc biệt là 1.000 tượng mẹ Âu Cơ làm quà tặng APEC… Những sản phẩm của người thợ đúc đồng Trà Đông đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Để làm ra được một sản phẩm, người thợ phải đi tìm và chọn đất thật tốt, phơi khô rồi mang ra ngâm sau đó cho cùng với trấu làm mềm trấu, rồi đem ra đắp khuôn. Trong thời gian đắp phải vỗ cho chắc khuôn thì đến lúc đem ra làm khuôn mới bảo đảm.

Công đoạn làm khuôn rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng của sản phẩm sau này. Khuôn phải được nung trước khi đúc và việc điều chỉnh nhiệt độ khi nung khuôn là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thợ phải giàu kinh nghiệm, căn chỉnh thời gian, nhiệt độ sao cho khuôn vừa độ chín để không bị nứt và xước.

Ngày nay một số công đoạn sản xuất của làng nghề Trà Đông đã được hỗ trợ bằng máy móc. Tuy nhiên, các công đoạn làm khuôn, nấu nguyên liệu, đổ đồng, làm nguội vẫn cần bàn tay trực tiếp của con người. Việc chế tác đồng cơ bản vẫn theo phương pháp thủ công truyền thống cha truyền con nối qua nhiều thế hệ.

Làng Trà Đông sản xuất ra nhiều sản phẩm như trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, lư hương…, trong đó tác phẩm trống đồng được coi là thế mạnh và độc đáo nhất. Chiếc trống đồng hai mặt được coi là niềm tự hào của làng Trà Đông. Những kỹ thuật tinh xảo trong việc làm khuôn đúc đồng luôn được các thế hệ gìn giữ và trao truyền.

Trà Đông không chỉ là nơi lưu giữ kỹ thuật đúc đồng truyền thống duy nhất của cả nước mà còn là nơi thăm quan du lịch làng nghề. Đi qua những thăng trầm lịch sử, sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp hiện đại nhưng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông vẫn có sức sống bền vững bởi nơi đây có những nghệ nhân luôn đau đáu với nghề, muốn lưu giữ lại hồn cốt của văn hóa nghìn đời.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Công bố Top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 5 - 2024

Công bố Top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 5 - 2024

(CLO) Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 5 năm 2024 vừa công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập thơ, 1 bộ truyện tranh, 1 series phim hoạt hình cùng 7 tác phẩm/ chùm tác phẩm văn xuôi, trong đó có 1 tác giả là thiếu nhi.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc Hội Gióng đền Phù Đổng 2024

Đặc sắc Hội Gióng đền Phù Đổng 2024

(CLO) Lễ hội Gióng đền Phù Đổng được coi là bảo tàng sống về tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật trình diễn, với nhiều trò diễn xướng dân gian được tái hiện.

Đời sống văn hóa
Nghệ sĩ Việt trình diễn tác phẩm múa đương đại 'Phản chiếu'

Nghệ sĩ Việt trình diễn tác phẩm múa đương đại 'Phản chiếu'

(CLO) “Phản chiếu” là sự giao thoa giữa nghệ thuật múa đương đại, hiphop, nghệ thuật thị giác, hứa hẹn đưa khán giả vào một thế giới vi tế và đầy cảm xúc.

Đời sống văn hóa
Quảng Nam yêu cầu kiểm tra hồ sơ trùng tu Chùa Cầu, gia hạn thi công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra hồ sơ trùng tu Chùa Cầu, gia hạn thi công

(CLO) Ngày 14/5, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản thống nhất cho thành phố Hội An được gia hạn 6 tháng thời gian thi công dự án tu bổ Chùa Cầu.

Đời sống văn hóa
Tuần Du lịch Ninh Bình là sản phẩm du lịch thường niên, đặc sắc của tỉnh

Tuần Du lịch Ninh Bình là sản phẩm du lịch thường niên, đặc sắc của tỉnh

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc khẳng định, Ninh Bình là địa phương có kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hóa lớn mang tầm quốc gia và có ý nghĩa quốc tế. Đặc biệt, sự kiện Tuần Du lịch Ninh Bình được tổ chức thường niên đã trở thành thương hiệu của du lịch Ninh Bình, mang ý nghĩa văn hóa nghệ thuật, hơi thở cuộc sống.

Đời sống văn hóa