Nga, Ai Cập đàm phán thành lập trung tâm hậu cần ngũ cốc gần Kênh đào Suez

Thứ bảy, 09/03/2024 06:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trang web tin tức Marsal Qatar đưa tin trong tuần này rằng Ai Cập và Nga đang đàm phán về việc thành lập một trung tâm hậu cần quốc tế về ngũ cốc ở khu vực Kênh đào Suez.

Cơ sở này nối với một trong những tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất thế giới, sẽ được sử dụng để lưu trữ lúa mì của Nga và phân phối đến các nước lân cận.

Ngày 15/2, Bộ thương mại Ai Cập cho biết họ đã tổ chức “một số cuộc họp với phía Nga về vấn đề này” và đại diện của Moscow đồng ý nghiên cứu dự án.

nga ai cap dam phan thanh lap trung tam hau can ngu coc gan kenh dao suez hinh 1

Trung tâm hậu cần toàn cầu sẽ được sử dụng để lưu trữ và xuất khẩu sản phẩm ngũ cốc của Liên bang Nga. Ảnh minh họa: Getty Images/RT.

Năm ngoái, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết nước ông dự kiến sẽ tăng cường mua ngũ cốc từ Nga với lý do đây là một ưu tiên trong quan hệ song phương.

Bài báo dẫn lời Nour Nada, người đứng đầu văn phòng Hội đồng Nhân dân Á-Âu ở Ai Cập, cho biết Cairo là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, mua 12 triệu tấn mỗi năm và Nga chiếm khoảng 80% tổng số đó.

Ai Cập, quốc gia chính thức gia nhập khối kinh tế BRICS+ vào tháng 1, là một trong những nước nhập khẩu lúa mì hàng đầu thế giới và là nước mua ngũ cốc lớn nhất của Nga.

Trong tháng 7-9 năm ngoái – ba tháng đầu vụ mùa 2023-2024 – quốc gia này đã nhập khẩu tới 2 triệu tấn lúa mì từ Nga. Theo phái đoàn thương mại Nga tại Ai Cập, quốc gia Bắc Phi này đã nhập khẩu thêm 1 triệu tấn trong tháng 12.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/2, Bộ trưởng Nông nghiệp Dmitry Patrushev cho biết Moscow đã giao thành công 200.000 tấn lúa mì miễn phí cho 6 quốc gia châu Phi có thu nhập thấp, khiến đây trở thành sáng kiến nhân đạo lớn nhất từ trước đến nay do Nga thực hiện.

Hồi cuối năm 2023, thương mại giữa Nga và Ai Cập được các chuyên gia ước tính có thể đạt 7 tỷ USD, phần lớn là do xuất khẩu từ Nga sang Ai Cập tăng mạnh.

Ngoài Ai Cập, hợp tác kinh tế và thương mại Nga - Trung Quốc được dự báo tiếp tục bùng nổ sau khi đạt mức cao lịch sử 190,3 tỷ USD vào năm 2022.

Khánh Vy (Theo RT)

Bình Luận

Tin khác

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(CLO) Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới, hiện đại nhất hiện nay. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

(CLO) Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ hạt nhân Nga chỉ trích lệnh cấm uranium của Mỹ

Gã khổng lồ hạt nhân Nga chỉ trích lệnh cấm uranium của Mỹ

(CLO) Tập đoàn năng lượng nhà nước Rosatom (Nga) cảnh báo lệnh cấm nhập khẩu uranium đã làm giàu từ Nga của Washington là mang tính phân biệt đối xử và có thể làm suy yếu thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sáng 16/5: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 16.800 lượng vàng SJC

Sáng 16/5: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 16.800 lượng vàng SJC

(CLO) 9h30 sáng mai (16/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng, giảm so với mức 87,7 triệu đồng/lượng ở phiên ngày 14/5. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Trung Quốc đem tín hiệu tốt cho tăng trưởng toàn cầu

Kinh tế Trung Quốc đem tín hiệu tốt cho tăng trưởng toàn cầu

(CLO) Các nhà kinh tế và giám đốc điều hành toàn cầu cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu ổn định mới với kết quả kinh doanh quý đầu tiên năm nay vững chắc, tạo nền tảng tốt để đạt được mục tiêu tăng trưởng đặt ra khoảng 5% cho năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp