Nga đang chiếm ưu thế từ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu

Thứ tư, 25/05/2022 06:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi các cảng của Ukraine bị phong tỏa, Nga đang tích cực vận chuyển ngũ cốc cho những nhà nhập khẩu với mức giá cao.

Xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine bằng đường biển đã bị gián đoạn, cắt nguồn cung cấp quan trọng cho các quốc gia từ Somalia đến Ai Cập.

nga dang chiem uu the tu cuoc khung hoang luong thuc toan cau hinh 1

Vựa lúa mì xuất khẩu tại cảng Nikolaev của Ukraine trước chiến tranh. Ảnh: Bloomberg.

Được biết, sự gián đoạn này cùng với thời tiết nắng nóng và hạn hán đang gây hại cho sản xuất lúa mì ở các nơi khác trên thế giới, đã đẩy giá ngũ cốc lên mức cao kỷ lục, đe dọa nạn đói ở các khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Trong khi đó, Nga vẫn tiếp tục vận chuyển lúa mì với mức giá “hời” cho những vị khách hàng muốn nhập những đơn hàng này.

Quốc gia này cũng hy vọng trong vụ mùa tới sẽ đạt sản lượng lúa mì dồi dào, bội thu ngụ ý rằng sẽ tiếp tục thu được lợi nhuận từ kịch bản này.

nga dang chiem uu the tu cuoc khung hoang luong thuc toan cau hinh 2

Nga vẫn đang bán lúa mì với mức giá cao. Ảnh: Bloomberg.

Theo chuyên gia nông nghiệp SovEcon, giá lúa mì toàn cầu đã tăng hơn 50% trong năm nay và Điện Kremlin hiện đã kiếm được 1,9 tỷ USD tiền mặt từ thuế xuất khẩu lúa mì trong mùa vụ này.

Tim Benton, Giám đốc nghiên cứu về các nguy cơ mới nổi tại Chatham House, nhận định: Hàng động này nhằm sử dụng thực phẩm như một vũ khí chiến tranh thông qua ảnh hưởng toàn cầu chứ không phải nhắm trực tiếp vào dân số”,

Đồng thời, ông còn đề cập đến tuyên bố của Nga rằng họ sẽ chỉ mở lại cảng Odesa của Ukraine nếu các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ.

Vị giám đốc nói thêm rằng: "Từ quan điểm chính trị, thế giới đang ở trong một tình huống mới do tầm quan trọng của thị trường ngũ cốc."

Theo một số nguồn tin, những hành động của Nga tại các cảng biển chủ chốt đã buộc Ukraine phải chuyển ngũ cốc bằng đường bộ, khiến hoạt động xuất khẩu của nước này chỉ chiếm khoảng 1/4 so với tiềm năng thông thường.

Hôm qua (23/5), tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc đã phát biểu rằng: “Không thông các cảng của Ukraine là một lời tuyên chiến với an ninh lương thực thế giới.

Theo ông Beasley, tình trạng thiếu lương thực có thể khiến hàng triệu người phải di cư.

Ông nói rằng, cứ mỗi 1% nạn đói tăng lên thì làn sóng di cư lại tăng 2%, đồng thời lưu ý rằng 49 triệu người đang “cận kề nạn đói” ở 43 quốc gia.

“Đó là 43 quốc gia mà chúng tôi phải cực kỳ lo ngại về điều đó sẽ dẫn đến tình trạng mất ổn định và di cư hàng loạt nếu cơ quan của chúng tôi không nhanh tay tháo nút khó khăn” ông giãi bày.

Nga và Ukraine là những nhà cung cấp lúa mì và dầu hướng dương lớn cho thế giới.

Bên cạnh đó, Ukraine cũng đứng trong số sáu nước xuất khẩu ngô, gà và mật ong hàng đầu.Theo truyền thống, nước này đã vận chuyển hàng triệu tấn ngũ cốc mỗi năm qua Biển Đen, thu về khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội từ lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.

Có thể nói, trên thế giới hiếm có quốc gia nào có thể sánh vai được với Nga và Ukraine về khả năng sản xuất và xuất khẩu lượng lớn thực phẩm sang nhiều nước.

Trong khi Nga gặp một số khó khăn ngắn hạn sau cuộc tấn công, nước này hiện đang cung cấp nông sản với tốc độ nhanh hơn năm ngoái, với các thương nhân đa quốc gia như Viterra và Cargill tiếp tục thực hiện tiếp nhận các chuyến hàng.

Theo AgFlow, quốc gia này cũng xuất khẩu một số lượng nhất định sang Israel - quốc gia thường xuyên nhập khẩu lương thực phẩm từ Ukraine.

Interfax ước tính rằng các lô hàng lúa mì của Nga trong niên vụ 2021-22 là 34,1 triệu tấn, giảm 11% so với năm trước.

Một nhà phân tích tại AgFlow nói rằng Nga đã loại bỏ một cách hiệu quả đối thủ cạnh tranh chính bằng cách tăng đáng kể nguồn cung ngũ cốc cho các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến ngày 23/5 so với năm trước.

nga dang chiem uu the tu cuoc khung hoang luong thuc toan cau hinh 3

Chiến tranh đã ngăn chặn hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine bằng đường biển, cắt đứt nguồn cung cấp thiết yếu cho các quốc gia từ Somalia đến Ai Cập. Ảnh: Bloomberg.

Ông giải thích: Bị phong toả các cảng chủ chốt, Ukraine rõ ràng sẽ mất ưu thế, bên cạnh đó, sản lượng cây trồng ở Trung Đông và Bắc Phi dự kiến sẽ giảm vào năm 2022.

Nhiều nguồn tin cho rằng các lệnh cấm đối với hàng hóa Nga vẫn hiện hữu, nhưng thực tế là các nước nhập khẩu này đã không có bất kỳ hành động trực tiếp nào đối với hàng hóa nông sản của Nga, mà việc tiếp nhận hàng hoá vẫn diễn ra một cách bình thường.

Các xu hướng hiện tại có thể sẽ kéo dài trong tương lai gần.

Ở Ukraine, nông dân đã bắt tay vào trồng trọt, chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo dưới sự đe dọa của cơn mưa bom đạn.

Về phần mình, Nga được kỳ vọng sẽ gặt hái được mức thu hoạch kỷ lục trong vụ mùa mới nhờ thời tiết “mưa thuận gió hoà”.

Ngược lại, các nhà cung cấp lúa mì lớn khác từ Mỹ đến Tây Âu đang phải chứng kiến những đợt hạn hán đang đe dọa trực tiếp đến sản lượng mùa màng của họ.

Được biết, Nga cũng đã thống trị các lô hàng dầu hướng dương kể từ khi chiến tranh bắt đầu, sau khi việc xuất khẩu bằng đường biển của Ukraine bị cắt giảm.

Đối với Nga, lĩnh vực xuất khẩu thực phẩm không chỉ là một lĩnh vực mang lại lợi nhuận mà nó còn là đòn bẩy chính trị và kinh tế quan trọng không kém năng lượng tự nhiên.

Trong khi ngân khố của nhà nước Nga đang tăng lên với doanh thu xuất khẩu hàng hóa, thì công dân của nước này cũng đang phải chịu lạm phát về giá lương thực, thực phẩm.

Nga có thể tự cung tự cấp về nguyên liệu thô như ngũ cốc và đường, nhưng nước này phụ thuộc vào nhập khẩu đối với mọi thứ, từ bao bì đến thực phẩm chế biến, hương liệu và thành phần thiết yếu.

Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra, các công ty nước ngoài từ Nestle đến Unilever đã rời bỏ hoặc hạn chế hoạt động ở Nga.

Làn sóng hoảng loạn mua sắm thái quá để tích trữ sau khi chiến tranh bắt đầu có thể đã lắng xuống, nhưng lạm phát lương thực tại Nga đang ở mức cao nhất kể từ ít nhất là năm 2004.

Lê Na (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp