Nga và Iran sẽ sử dụng tiền điện tử để chống lại các biện pháp trừng phạt quốc tế

Thứ hai, 21/05/2018 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nguồn tin từ RCB, Nga và Iran có thể bắt đầu sử dụng tiền điện tử để chống lại các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Tiền điện tử có thể giúp Nga và Iran "né" các giao dịch bằng USD, cũng như có thể thay thế hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT.

Mohammad Reza Pourebrahimi - người đứng đầu Ủy ban Kinh tế Quốc hội Iran, gọi tiền điện tử là một cách "hứa hẹn" cho cả hai quốc gia để chống lại các giao dịch bằng đô la Mỹ, cũng như có thể thay thế hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT.

Tại một cuộc họp với Dmitry Mezentsev - Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về chính sách kinh tế, Pourebrahimi nói rằng họ đã "tham gia vào Ngân hàng Trung ương Iran để bắt đầu phát triển các đề xuất cho việc sử dụng tiền điện tử."

Báo Công luận
 Nga và Iran sẽ sử dụng tiền điện tử để chống lại các biện pháp trừng phạt Quốc tế? Ảnh: Cointelegraph.

Pourebrahimi nói thêm rằng ông đã thảo luận về chủ đề này trong Ủy ban Duma của Chính phủ về chính sách kinh tế, rằng Iran đã thiết lập quan hệ hợp tác với Nga và thảo luận về vấn đề sử dụng tiền điện tử, để chống lại các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế.

"Nga chia sẻ ý kiến ​​của chúng tôi. Chúng tôi đã nói rằng nếu chúng tôi sử dụng tiền điện tử, thì chúng tôi sẽ là những nước đầu tiên sử dụng tiền điện tử trong việc trao đổi hàng hóa", Pourebrahimi nhấn mạnh.

Đổi lại, Mezentsev lưu ý rằng "quan hệ liên ngân hàng giữa các quốc gia của chúng ta nên có tầm quan trọng lớn" trong bối cảnh trừng phạt quốc tế hiện đang diễn ra chống lại cả Nga và Iran. Một cuộc họp về hợp tác tài chính và liên ngân hàng sẽ được tổ chức tại Tehran vào ngày 5/7 năm nay.

Mohammad Reza Pourebrahimi- Chủ tịch Ủy ban kinh tế của Iran cho biết các công dân Iran đã thành công trong việc "tiêu thụ" 2,5 tỷ USD trong thị trường tiền điện tử. Vì điều này, Ngân hàng Trung ương Iran đã cấm các tổ chức tài chính trong nước xử lý thực hiện các giao dịch tiền điện tử vào tháng 4, theo đó các công dân ở Iran cho rằng Bitcoin là cách duy nhất để chuyển tiền ra nước ngoài trong bối cảnh hiện nay ở Iran.

Venezuela, một quốc gia khác đang phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt quốc tế, gần đây đã phát hành đồng tiền điện tử của riêng mình lấy tên là Petro. Sau khi đồng Petro ra mắt, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều bày tỏ sự quan tâm đến việc phát hành đồng tiền điện tử cho riêng mình. Nga mới đây cũng được cho là sẽ ra mắt đồng CryptoRuble của mình vào giữa năm 2019.

SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 ngân hàng trên 15 nước tham gia. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện nay, việc phát triển hoạt động thanh toán nói chung và TTQT nói riêng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Trung ương ở các nước trên thế giới do những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, Việt Nam cũng không ngừng tìm các biện pháp thúc đẩy hoạt động này. Trong hoạt động TTQT, hầu hết các ngân hàng thương mại ở nước ta đã tham gia vào SWIFT và liên tục được SWIFT củng cố, cập nhật những thay đổi liên quan đến hệ thống thanh toán của các thành viên SWIFT trên thế giới. Đối với các NHTM, thuật ngữ SWIFT – gắn với hoạt động TTQT – được sử dụng rất phổ biến. 

 

Minh Anh

Tin khác

Giá vé máy bay tăng đột biến vì 'cõng' nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

Giá vé máy bay tăng đột biến vì "cõng" nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

(CLO) Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Việc quản lý giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tài chính - Bảo hiểm
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm