"Ngấm đòn" Covid-19, chủ đầu tư đua nhau bán tháo khách sạn

Thứ sáu, 13/08/2021 11:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khó khăn về nguồn vốn, áp lực trả nợ vay, việc cho thuê ế ẩm… đã đẩy nhiều nhà đầu tư vốn mỏng phải cắt lỗ, sang nhượng khách sạn với giá bèo.

Sự kiện: COVID-19

Chủ khách sạn kiệt sức chống chịu

Dưới áp lực của 2 đợt Covid-19 ập đến liên tục, kéo dài hơn nửa năm nay, nhiều chủ đầu tư phải ngậm ngùi bán tháo hàng loạt khách sạn. Dễ dàng tìm thấy các khách sạn có vị trí "vàng" ngay trung tâm TP. HCM được rao bán trên khắp các trang mạng, sàn giao dịch bất động sản với giá rẻ hơn thời điểm trước đại dịch từ 15-25%.

Một số khách sạn tại quận 1, TP. HCM được rao bán - Nguồn: Alonhadat

Một số khách sạn tại quận 1, TP. HCM được rao bán - Nguồn: Alonhadat

Theo ghi nhận, các khách sạn tại quận 1, TP. HCM được chào bán với giá khoảng 35 - 1.000 tỷ đồng tùy vị trí, hạng sao và diện tích. Đơn cử, khách sạn có mặt tiền nằm trên đường Phạm Ngũ Lão (quận 1) diện tích 82m2 với 7 tầng, 20 phòng ngủ được rao với giá 82 tỷ đồng. Trong khi đó, khách sạn 4 sao nằm trên đường Thi Sách (quận 1) diện tích 836m2, 14 tầng, 110 phòng ngủ có giá 980 tỷ đồng.

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong nửa đầu năm 2021, TP. HCM có hơn 50% cơ sở lưu trú hạng ba sao hoặc tương đương phải tạm ngưng hoạt động, các cơ sở lưu trú hạng bốn, năm sao hoặc tương đương chỉ hoạt động cầm chừng; doanh thu lưu trú giảm 70%, doanh thu hoạt động ăn uống giảm 80%, doanh thu các hoạt động dịch vụ khác giảm 68% so với năm 2019.

Đánh giá thực trạng này, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam cho rằng, gần hai năm trở lại đây, dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm cho lĩnh vực du lịch gần như hoạt động cầm chừng, khách nước ngoài không có, các đợt giãn cách xã hội cũng hạn chế khách trong nước. Doanh thu gần như bằng không, nhưng chi phí nhân sự từ bảo vệ, vệ sinh, kỹ thuật vẫn phải duy trì ở mức tối thiểu.

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam - Nguồn: DKRA

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam - Nguồn: DKRA

"Nhiều chủ khách sạn sử dụng vốn vay, thế chấp ngân hàng vẫn phải trả nợ định kỳ. Với áp lực về tài chính như vậy, chủ khách sạn không chịu được lâu dài nên phải rao bán là điều dễ hiểu", ông Hoàng nêu.

Chỉ ra việc một số khách sạn được tận dụng làm nơi cách ly, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, cho biết con số này không nhiều. Hơn thế, chi phí vận hành còn cao hơn trong giai đoạn hoạt động bình thường do phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch.

"Trường hợp chúng ta khống chế thành công đại dịch Covid-19 thì ngành du lịch cũng khó hồi phục ngay được mà cần phải đợi thêm 1-2 năm kế tiếp. Vậy nên, đối mặt với viễn cảnh thách thức đó, nhiều chủ khách sạn đã phải đưa ra quyết định dù rất khó khăn", ông David Jackson nhận định.

Hướng đến mục tiêu dài hạn

Theo mục tiêu của chính quyền TP. HCM, đến giữa tháng 9 năm nay sẽ kiểm soát được dịch bệnh (số ca mắc mới giảm, tiêm ngừa vaccine mũi 1 đạt ít nhất khoảng 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và tăng tỉ lệ mũi 2). Thêm vào đó, các chỉ thị giãn cách xã hội dần được nới lỏng và gỡ bỏ, hoạt động kinh tế - xã hội bình thường trở lại từ cuối tháng 9 và tháng 10 trở đi.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hoàng cho rằng, khi Nhà nước áp dụng chính sách hộ chiếu vaccine dành cho khách quốc tế đến du lịch và làm việc tại Việt Nam, tình hình sẽ được cải thiện thêm.

"Trước mắt, từ giờ đến cuối năm 2021, dù tình hình vẫn còn nhiều khó khăn nhưng rồi sẽ ổn định với sự kiểm soát dịch bệnh. Các hoạt động sẽ dần phục hồi trong năm 2022 và phát triển trong năm 2023 như những năm 2019 trở về trước", Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam dự đoán.

Hiện, ông Hoàng cho rằng, quan trọng nhất là cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, như việc miễn, giảm hoặc giãn các loại thuế. Đồng thời, hỗ trợ các khoản vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi để chủ khách sạn chi trả cho chi phí nhân sự và các khoản chi phí đầu vào khác.

Về phía doanh nghiệp, nên chấp nhận giảm lợi nhuận, hạ giá thuê để có khách và doanh số. Cạnh đó, nhận khách đến ở cách ly tự nguyện hoặc theo chương trình của chính quyền với mức giá đủ để bù đắp chi phí hoạt động. Tùy theo quy mô có thể chuyển đổi công năng thành căn hộ studio cho thuê dài hạn.

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam - Nguồn: Colliers Việt Nam

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam - Nguồn: Colliers Việt Nam

Nêu quan điểm, ông David Jackson cho rằng, chủ đầu tư khách sạn, nhà hàng nên tính toán lại dòng tiền, cân đối danh mục đầu tư. Họ cần xác định tâm thế đương đầu với khó khăn trong thời gian tới đây để có các giải pháp tình thế nhằm cầm cự và góp phần "chèo chống" qua khó khăn, hướng đến các mục tiêu dài hạn.

"Xét kịch bản lạc quan nhất, ngay cả khi Covid-19 được khống chế hoàn toàn thì sự hồi phục cũng cần có thời gian, quá trình chứ không thể đến một cách chóng vánh. Vậy nên, 'thắt lưng buộc bụng', tính toán căn cơ và tận dụng nội lực nên là ưu tiên lúc này", Tổng giám đốc Colliers Việt Nam đưa ra lời khuyên.

Ở chiều hướng khác, theo ông David Jackson, việc nhiều khách sạn được rao bán đã tạo nên cơ hội cho các nhà đầu tư trường vốn và có tầm nhìn dài hạn. Nếu mua lại thành công, chủ đầu tư sau sẽ được thừa hưởng thương hiệu hay đội ngũ vận hành của các khách sạn này, từ đó có thể tiếp tục hoạt động khi mà đại dịch Covid-19 qua đi mà không tốn công sức, thời gian và tiền bạc để xây dựng từ đầu.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

(CLO) Không chỉ hấp dẫn nguồn cầu ở thực từ TP HCM, Bình Dương còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư căn hộ chung cư trong giai đoạn hiện tại nhờ khả năng kinh doanh dòng tiền, giúp tăng tỷ suất sinh lời khi nắm giữ dài hạn.

Bất động sản
Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

(CLO) Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức (Long An) đến năm 2045. Định hướng đến năm 2045, xây dựng huyện này thành đô thị loại II và phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Bất động sản
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất đề xuất dừng đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Đồng thời, chuyển dự án này sang phương thức đầu tư công.

Bất động sản
Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

(CLO) Bộ Xây dựng cho biết, việc tổ chức đấu giá đất nền tại một số địa phương cũng được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới.

Bất động sản