Ngân hàng chia cổ tức trong năm 2021: Cao nhất 35%, nhiều ngân hàng nói không với cổ tức

Thứ bảy, 29/05/2021 06:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong năm 2021, loạt ngân hàng có kế hoạch chi trả cổ tức bằng cổ phiếu lên tới tới 35% nhưng vẫn có nhà băng lựa chọn không chia cổ tức.

Loạt ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu lên tới 35%

Theo chủ trương đưa ra của Ngân hàng nhà nước (NHNN), năm nay các ngân hàng sẽ chỉ được chia cổ tức bằng cổ phiếu, thay vì cả tiền mặt như trước. Bởi khác với các ngành nghề khác, ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nên các TCTD cũng phải tuân thủ theo quy định của NHNN, kể cả chính sách cổ tức chia trả cho cổ đông.

MB là ngân hàng có tỷ lệ chia cổ tức cao nhất lên tới 35% bằng cổ phiếu.

MB là ngân hàng có tỷ lệ chia cổ tức cao nhất lên tới 35% bằng cổ phiếu.

Tại nhóm big4 ngân hàng, năm 2021 chỉ có Vietcombank và Vietinbank chọn phương án chia cổ tức bằng tiền mặt.

Còn theo kế hoạch của "ông lớn" BIDV, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 207 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành hơn 281 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%).

Tại nhóm ngân hàng tư nhân, MB là ngân hàng có tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu cao nhất trong năm 2021 lên tới 35% bằng cổ phiếu, tương đương với chi gần 10.000 tỷ đồng để chia cổ tức. Từ đó, vốn điều lệ tăng từ 27.987 tỷ đồng lên 37.782 tỷ đồng.

Ngoài ra, một ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu lên tới 30% là MSB, nâng vốn điều lệ từ 11.750 tỷ đồng lên 15.275 tỷ đồng. Thời gian tiến hành chia cổ tức sẽ rơi vào 30/5 - 1/6 sau khi chia cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Còn tại ACB, ngân hàng cho biết lợi nhuận có thể sử dụng để chia cổ tức năm 2020 là gần 7.670 tỷ đồng. ACB dự kiến sẽ dùng 5.404 tỷ để chia cổ tức bằng cổ phiếu, tức tỷ lệ 25%. Đồng thời ngân hàng cũng lên kế hoạch năm sau sẽ tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Các kế hoạch này đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 thông qua.

Ngân hàng khác cũng dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 25% trong năm nay là HDBank. Ngân hàng này cho biết sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, từ đó tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.000 tỷ đồng lên 20.110 tỷ đồng.

Tương tự, OCB cũng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%, tương đương phát hành gần 274 triệu cổ phiếu cho cổ đông trong năm nay. Ngân hàng SHB chia cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% và cổ tức năm 2020 cũng bằng cổ phiếu tỷ lệ 10,5%.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đã công bố kế hoạch chia cổ tức trong năm 2021 gồm KienLongBank (tỷ lệ 13%), Nam A bank (tỷ lệ 10,2%), Seabank (tỷ lệ 9,12%),Saigonbank (tỷ lệ 5%),…

Mặc dù các ngân hàng chủ yếu trả cổ tức bằng cổ phiếu nhưng vẫn được lòng cổ đông, bởi thị giá cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng tăng khá mạnh trong 1 năm qua và vẫn được đánh giá còn triển vọng.

Nhiều ngân hàng nói không với cổ tức

Tại TPBank, ngân hàng này đã quyết định giữ lại gần 2.979 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm nay thay vì chia cổ tức.

Trong ĐHĐCĐ, Chủ tịch Đỗ Minh Phú cho biết, TPBank lựa chọn không chia cổ tức do năm nay ngân hàng còn có những hạng mục cần thiết để đầu tư, tăng trưởng kinh doanh.

VPBank cũng dự kiến không chia cổ tức, giữ lại toàn bộ lợi nhuận còn lại sau trích quỹ bắt buộc 8.851.708 triệu đồng nhằm giữ lại nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Năm 2021, Techcombank lại tiếp tục chưa có ý định chia cổ tức, đây là năm thứ 10 liên tiếp không thực hiện chia cổ tức cho cổ đông. Lý giải về điều này, tại ĐHĐCĐ năm nay, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho rằng tăng vốn điều lệ chỉ là một phần trong hoạt động chiến lược của ngân hàng, thực tế thì tăng vốn chủ sở hữu mới là vấn đề quan trọng.

Đáng chú ý, tại Sacombank, từ năm 2015, cổ đông ngân hàng đã không được hưởng cổ tức bởi theo đề án tái cơ cấu đến năm 2025, ngân hàng chỉ được thực hiện chi cổ tức sau khi được NHNN chấp thuận.

Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, bản chất vấn đề của ngân hàng hiện nay vẫn là tái cơ cấu, khi tái cơ cấu thành công thì mới xử lý vấn đề khác như chia cổ tức, cổ đông chiến lược.

Được biết, ngân hàng đã lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ cũng như đáp ứng kỳ vọng của cổ đông và đang chờ sự phê duyệt của NHNN.

"HĐQT hứa cố gắng 5 năm tái cơ cấu thành công, hy vọng 2022, trở về trạng thái bình thường sẽ được quyền xin NHNN chia cổ tức. Dự kiến đến 2022 hoặc đầu 2023 có thể chia cổ tức", Chủ tịch Dương Công Minh phát biểu tại ĐHĐCĐ năm nay.

Ngoài ra, dù tiếp tục không chia cổ tức trong năm nay, nhưng VIB sẽ chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ tới 40%.

Có thể thấy, nhiều nguyên nhân để các ngân hàng đưa ra quyết đinh trên nhưng có thể chỉ ra một số lý do chính như giữ lợi nhuận để phát triển kinh doanh, theo lộ trình được đề ra tại đề án tái cơ cấu, làm nguồn xử lý nợ xấu...

Thanh Thư

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm