Ngân hàng “khốn khổ" vì phải trả chi phí tin nhắn cho các nhà mạng

Thứ tư, 11/08/2021 11:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà mạng đang thu phí tin nhắn (SMS) tài chính quá cao, nhiều ngân hàng phải bù lỗ hàng ngàn tỷ mỗi tháng. Đơn cử như Viettel, trước năm 2019 đơn vị này thu 500 đồng/SMS, nhưng hiện đã nâng lên tới 785 đồng/SMS, trong khi đó với tin nhắn cá nhân thì chỉ thu từ 100-300 đồng/SMS.

VNBA 3 lần xin hỗ trợ, nhưng các doanh nghiệp viễn thông vẫn "phớt lờ"

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa có văn bản gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông giảm cước viễn thông tin nhắn cho các dịch vụ của ngân hàng. 

VNBA cho biết, trước đó cơ quan này đã 3 lần gửi văn bản tới Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông giảm cước phí viễn thông, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ.

Theo VNBA, các tổ chức tín dụng đang sử dụng dịch vụ tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của doanh nghiệp viễn thông để thông báo tới khách hàng thông tin biến động số dư tài khoản (tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm), thông tin giao dịch chi tiêu thẻ, thông tin lịch trả tiền vay/sao kê, gửi mã OTP… cho các giao dịch tài chính của khách hàng trên kênh điện tử.

Ứng dụng My Viettel (nguồn Viettel Telecom)

Ứng dụng My Viettel (nguồn Viettel Telecom)

Đặc biệt, kể từ khi bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng giao dịch qua các kênh điện tử tại tổ chức tín dụng liên tục tăng cao và lượng tin nhắn của ngân hàng gửi cho khách hàng qua dịch vụ SMS cũng tăng tương ứng. Trong khi đó, giá cước tin nhắn dịch vụ mà các doanh nghiệp viễn thông đang áp dụng cho các ngân hàng cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường.

Cụ thể, đơn cử như Vietnammobile và Beeline hiện thu 280-400 đồng/SMS giao dịch tài chính, 500 đồng/SMS quảng cáo chăm sóc khách hàng.

Trong khi đó, Viettel thu 500 đồng/SMS (không phân biệt loại tin nhắn) và từ năm 2019, nhà mạng này đã nâng giá cước lên 785 đồng đối với tin nhắn giao dịch tài chính. Tuy nhiên, đối với khách hàng cá nhân, Viettel thu 100-300 đồng/SMS, 

Một số nhà mạng khác cũng thu với khách hàng là doanh nghiệp (bao gồm các ngân hàng) là 820 đồng/SMS giao dịch tài chính; 500 đồng/SMS quảng cáo chăm sóc khách hàng

Hiện, một tổ chức tín dụng quy mô nhỏ phát sinh khoảng 15-20 triệu tin nhắn/tháng, tổ chức tín dụng quy mô lớn phát sinh khoảng 50-80 triệu tin nhắn/tháng.

Với mức cước rất cao như trên, các tổ chức tín dụng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng buộc phải bù lỗ cho chi phí cước dịch vụ viễn thông, ước tính cả hệ thống tổ chức tín dụng, số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi tháng.

Giá cước cao vì phải... bảo mật cho tin nhắn?

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký VNBA, các doanh nghiệp viễn thông cho rằng giá phí tin nhắn áp dụng cho hệ thống ngân hàng cao hơn so với khách hàng cá nhân là do nhà mạng phải bảo đảm bảo mật và an toàn hơn cho những tin nhắn này.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, kẻ gian đã dựa vào lỗ hổng bảo mật của một số nhà mạng gửi tin nhắn thương hiệu tới khách hàng của nhiều ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Rủi ro này đã xuất hiện nhiều tháng nhưng đến nay các nhà mạng vẫn không thông báo rõ ràng về nguyên nhân, cũng như chưa phối hợp với ngân hàng và cơ quan chức năng để xử lý, gây hoang mang cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

(CLO) Trong phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 4 ở thị trường Mỹ, vàng lại chấn động khi giá “rơi tự do”, nhiều thời điểm thủng mốc quan trọng 2.300 USD/ounce.

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm