Ngân hàng số: Cần đổi mới chính sách và xây dựng hệ thống dữ liệu Quốc gia thông minh

Thứ năm, 25/03/2021 13:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 25/3, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đã tổ chức Diễn đàn “Tương lai Chiến lược Ngân hàng số tại Việt Nam”, nhằm thảo luận về các cơ hội và thách thức tiến tới Ngân hàng số tại Việt Nam trong thời gian tới.

Quang cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo

Để phát triển nền kinh tế số Việt Nam, theo các diễn giả tại diễn đàn, các ngành, lĩnh vực đều phải cơ cấu lại cho phù hợp theo hướng số hóa, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến tài chính, tín dụng quốc gia càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

"Sự đổi mới số hóa trong ngân hàng không còn là kế hoạch, chiến lược đề xuất ở cuộc họp hay các báo cáo nghiên cứu mà trở thành một chương trình hành động thực sự, có tính nhất quán từ thể chế chính sách đến hệ thống ngân hàng và người tiêu dùng tài chính", đại diện Ban tổ chức diễn đàn nêu.

“Chuyển đổi số là chương trình hành động cụ thể, phải bắt tay vào làm ngay”, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nói và nhấn mạnh: “Đây là xu hướng bắt buộc, là tương lai để đi cùng thế giới, không còn cách nào khác”.  

Theo bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng giám đốc EY Việt Nam: Hiện có 42 % Ngân hàng đang xây dựng chuyển đổi số; 28% đã và đang thực hiện triển khai chiến lược chuyển đổi số tích hợp với chiến lược kinh doanh; 11% đã phê duyệt và đang triển khai chiến lược chuyển đổi số riêng.

Theo bà Thùy Dương, tình trạng này có 4 nguyên nhân. “Phần lớn các ngân hàng không xác định rõ tầm nhìn về số hóa ngân hàng và mối liên hệ với chiến lược kinh doanh của ngân hàng; chưa có khung pháp lý với các ý tưởng về các sản phẩm số hóa hoàn toàn mới, dẫn đến các ngân hàng dè dặt trong việc ra mắt sản phẩm mới; phương thức làm việc theo lối cũ (water fall), chưa có tư duy làm việc theo Phương pháp Agile; hầu hết các ngân hàng gặp thách thức với các hệ thống hiện tại (legacy system) và vấn đề này cần được giải quyết ở Chiến lược CNTT”, bà này nói.

Đối với Việt Nam, cuộc cách mạng công nghệ không chỉ là vấn đề số hóa mà còn là sự thay đổi hệ thống thể chế chính sách. Ông Phạm Xuân Hùng, Trưởng ban, Nghiên cứu & Điều phối chính sách giám sát, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia  khẳng định: “Cho đến giờ phút này, chúng ta chưa thể thực hiện kinh doanh ngân hàng số. Cần sớm ban hành khung pháp lý kinh tế số, bởi các quy định hiện nay là chưa đủ, đồng thời các nghị định và thông tư cũng phải sửa đổi cho phù hợp hơn”. 

Đồng ý với quan điểm trên, ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện chiến lược Ngân hàng cho biết: “Hành lang pháp lý cho chuyển đổi ngân hàng số vô cùng thiếu”. Ông Hòe đề nghị: “Bộ Thông tin & Truyền thông cần xây dựng cơ sở giữ liệu quốc gia, điều này rất cần thiết. Tất cả các ngành nghề đều cần có một thệ thống cơ sở dữ liệu chung, được số hóa thông minh”.

“Các ngân hàng và những người kinh doanh khởi nghiệp... có thể truy cập vào thệ thống dữ liệu đó để xem thông tin và định hướng cho mình dịch vụ có lợi nhất. Thêm và đó, hạ tầng 5G cần đẩy mạnh và nhanh hơn để các ứng dụng công nghệ vận hành trơn tru”.

Bên cạnh việc đổi mới chính sách pháp lý và đầu tư cơ sở dữ liệu, ông Hòe đề xuất ý kiến các quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính: “Luật bảo vệ người tiêu dùng cần được Nhà nước quan tâm hơn. Chỉ có 2 điểm được nhắc đến trong văn bản trong quy định về giải quyết khiếu nại tài chính của Bộ Công thương là chưa đủ”.

 Mạnh Cường 

Tin khác

Trung Quốc: Tầng lớp trung lưu trầm cảm khiến ngành tư vấn tâm lý kiếm bộn

Trung Quốc: Tầng lớp trung lưu trầm cảm khiến ngành tư vấn tâm lý kiếm bộn

(CLO) Trong vài năm qua, cố vấn tâm lý Huang Jing đã chứng kiến công việc kinh doanh của cô phát đạt gấp nhiều lần.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ninh Bình nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023

Ninh Bình nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023

(CLO) Ngày 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Tỉnh Ninh Bình xếp thứ 19 với 67,83 điểm.

Kinh tế vĩ mô
Thị trường văn phòng không chỉ là bài toán cạnh tranh về giá

Thị trường văn phòng không chỉ là bài toán cạnh tranh về giá

(CLO) Hoạt động cho thuê văn phòng trong thời gian vừa qua được ghi nhận sôi động trở lại với các giao dịch về mở rộng hoặc chuyển dịch văn phòng. Bên cạnh đó, thị trường đồng thời ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ là vấn đề về giá.

Bất động sản
Ước tính IDP thu về hơn 262 tỷ đồng từ 56.230 chứng chỉ IELTS cấp 'lậu'

Ước tính IDP thu về hơn 262 tỷ đồng từ 56.230 chứng chỉ IELTS cấp 'lậu'

(CLO) Thanh tra Bộ GD&ĐT đã kết luận Công ty IDP đã tổ chức thi và cấp 56.230 chứng chỉ IELTS trước thời điểm được Bộ GD&ĐT cho phép liên kết. Với lượng chứng chỉ này, ước tính IDP thu về hơn 262 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi năm 2024

Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi năm 2024

(CLO) Mục tiêu kinh doanh năm 2024 của Hoàng Anh Gia Lai (HAG) giảm hơn so với 2023, doanh thu 7.750 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.320 tỷ, giảm 25,9% so với cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm