Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2019

Thứ năm, 10/10/2019 18:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương vào sáng 10/10 tại Băng Cốc (Thái Lan). Trong đó, WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2019 và 6,5% trong năm 2020, do tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và sản xuất nông nghiệp yếu hơn.

WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2019 và 6,5% trong năm 2020. Ảnh minh họa

WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2019 và 6,5% trong năm 2020. Ảnh minh họa

Việt Nam được WB đánh giá là quốc gia duy nhất thuộc Đông Á – Thái Bình Dương được giữ nguyên dự báo cho hai năm. Còn lại, hầu hết các nước bị điều chỉnh giảm.

Theo ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng trong bối cảnh tình hình bên ngoài nhiều thách thức như hiện tại, Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực. Trong só, hai động lực tăng trưởng chính là tiêu dùng nội địa và tính cạnh tranh trên toàn cầu.

Đánh giá về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng đầu năm, ông Jacques Morisset cho rằng, Việt Nam vẫn thu hút nhà đầu tư ngoại hơn nhiều nước khác trong khu vực.

Tuy nhiên, vị này cũng đánh giá "sự kết nối giữa FDI và khu vực tư nhân Việt Nam vẫn còn yếu", đồng thời kỳ vọng chính phủ sẽ có biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này.

Theo báo cáo của WB, lạm phát của Việt Nam năm nay được dự báo 3%, thấp hơn so với 2 năm trước và thấp hơn mục tiêu 4% của chính phủ.

Tài khoản vãng lai vẫn thặng dư, tuy ở mức nhỏ hơn năm ngoái. Bội chi ngân sách được dự báo tiếp tục giảm đến năm 2021, nhờ nỗ lực củng cố tài khóa. Nhìn chung, triển vọng của Việt Nam trong trung hạn được đánh giá tích cực.

Dù vậy, Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi trong kinh tế toàn cầu, do chính sách mở cửa thương mại, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ hạn chế. WB cho rằng tăng trưởng sẽ chịu sức ép nếu căng thẳng thương mại leo thang và toàn cầu suy giảm mạnh hơn dự kiến.

Thách thức trong nước đến từ quá trình cải tổ doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng.

Đánh giá chung về khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, WB cho rằng tăng trưởng tại đây đang giảm đà. GDP khu vực này được dự báo chỉ tăng 5,8% năm nay và giảm dần trong hai năm sau đó.

Sức cầu thế giới yếu đi và bất ổn gia tăng trên toàn cầu đang gây sức ép lên xuất khẩu và đầu tư của các nước. Trung Quốc, Mỹ và khu vực đồng euro đang tăng trưởng chậm hơn dự báo. Nguy cơ Brexit không thỏa thuận càng khiến các quốc gia gặp khó.

Nhiều nước trong khu vực, như Việt Nam hay Malaysia đang hưởng lợi từ việc dòng chảy thương mại thay đổi, đây chỉ là lợi ích ngắn hạn.

Theo ông Andrew Mason – chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương tại WB, "các quốc gia cần hội nhập sâu sắc hơn, thông qua các hiệp định như CPTPP hay RCEP hoặc các hiệp định trong khu vực, để tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh".

"Dù doanh nghiệp đang tìm cách né thuế nhập khẩu, các nước đang phát triển tại Đông Á – Thái Bình Dương khó thay thế vai trò của Trung Quốc trong các chuỗi giá trị toàn cầu trong ngắn hạn, do hạ tầng hạn chế và quy mô sản xuất nhỏ lẻ", ông Andrew Mason – chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương tại WB nhận xét.

WB cho rằng các nước nên kích cầu bằng các chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Cải cách để nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh cũng là biện pháp cần cân nhắc.

Đối với Việt Nam, tăng trưởng GDP theo giá so sánh có thể giảm từ 7,1% năm 2018 xuống còn 6,6% năm 2019 do tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và tăng trưởng sản xuất nông nghiệp yếu đi.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo tiếp tục giảm còn 6,5% trong các năm 2020 và 2021, nhưng phù hợp hơn với sản lượng tiềm năng của Việt Nam. Về trung hạn, triển vọng tăng trưởng Việt Nam vẫn tích cực, Ngân hàng Thế giới đánh giá.

Trong kỳ dự báo (2019 - 2021), lạm phát dự kiến ở Việt Nam vẫn thấp hơn chỉ tiêu 4% mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra, còn tài khoản vãng lai vẫn thặng dư nhưng ở mức thấp.

Nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tỏ ra rất lạc quan về tăng trưởng GDP nhờ hai động lực quan trọng, gồm: nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao và sức cạnh tranh cao của nền kinh tế so với khu vực.

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế toàn cầu do Việt Nam mở cửa thương mại mạnh mẽ trong khi dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ tương đối hạn chế.

WB cũng khuyến cáo các nền kinh tế khu vực cần tiếp tục duy trì mở cửa thương mại, kể cả trong bối cảnh thương mại toàn cầu khó khăn hơn, đồng thời kêu gọi các nền kinh tế trong khu vực chống lại “sức hấp dẫn” của chính sách bảo hộ thương mại.

Lê Minh

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm