Ngân sách kích cầu năm tài chính 2022 của Nhật Bản dự kiến tới 950 tỷ USD

Thứ sáu, 24/12/2021 06:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ dành khoảng 44 tỷ USD để thực hiện các kế hoạch đối phó với đại dịch Covid-19 và dành nhiều tiền hơn một chút cho lĩnh vực an ninh quốc phòng. Trong khi đó, chi phí an sinh xã hội cũng sẽ tăng cao do tỷ lệ dân số già đi của nước này.

Theo các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nhật Bản sẽ soạn thảo ngân sách cho năm tài chính 2022 với số tiền khổng lồ trị giá khoảng 107,6 nghìn tỷ yên (950 tỷ USD), đây là mức cao kỷ lục trong năm thứ 10 liên tiếp.

ngan sach kich cau nam tai chinh 2022 cua nhat ban du kien toi 950 ty usd hinh 1

Chi phí an sinh xã hội, chiếm khoảng một phần ba ngân sách ban đầu của Nhật Bản trong những năm gần đây, sẽ tăng thêm vài trăm tỷ yên từ năm tài chính 2021 do dân số già của quốc gia này. Ảnh:Kyodo.

Chính phủ có kế hoạch bổ sung 5 nghìn tỷ yên để dự trữ quỹ cho các ứng phó trong tương lai đối với đại dịch Covid-19 và chuẩn bị chi tiêu tài khoản chung cho năm tài chính bắt đầu từ tháng 4, kế hoạch chi tiêu năm tới đã đạt ngưỡng 100 nghìn tỷ yên trong năm thứ tư liên tiếp.

Theo các nguồn tin địa phương, ngân sách của chính phủ sẽ mở rộng do tăng chi phí an sinh xã hội và chi tiêu quốc phòng.

Số tiền ước tính sẽ vượt quá ngân sách ban đầu là 106,61 nghìn tỷ Yên cho năm tài chính 2021, bao gồm 5 nghìn tỷ Yên quỹ dự phòng Covid-19.

Các nguồn tin cho biết, đợt phát hành trái phiếu chính phủ mới để tài trợ ngân sách có thể sẽ đạt tổng cộng 36,9 nghìn tỷ yên, giảm từ 43,6 nghìn tỷ yên cho ngân sách ban đầu của năm hiện tại.

Ngoài ra, các nguồn tin còn nói thêm, ngân sách đã được soạn thảo với giả định rằng chính phủ sẽ đạt doanh thu thuế kỷ lục 65,2 nghìn tỷ yên, tăng từ 63,9 nghìn tỷ yên ước tính cho năm nay.

Chính phủ ban đầu dự kiến doanh thu thuế cho năm tài chính 2021 là 57,4 nghìn tỷ yên khi tính toán ngân sách ban đầu của năm, nhưng sau đó, con số này đã được điều chỉnh lên 6,4 nghìn tỷ yên khi lập ngân sách bổ sung vào đầu tháng này để tài trợ cho gói kích thích kinh tế mới nhất của chính phủ.

Theo các nguồn tin, chi phí an sinh xã hội, chiếm khoảng một phần ba ngân sách ban đầu của Nhật Bản trong những năm gần đây, sẽ tăng thêm vài trăm tỷ yên từ năm tài chính 2021 do tỷ lệ dân số già của quốc gia này đang tăng lên.

Các nguồn tin cho biết, chi tiêu quốc phòng có thể đạt mức kỷ lục 5,4 nghìn tỷ yên, phản ánh cam kết của Thủ tướng Fumio Kishida trong việc tăng cường an ninh quốc gia để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của siêu cường Trung Quốc cũng như mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên..

Nội các của Thủ tướng Fumio Kishida dự kiến sẽ thông qua dự thảo ngân sách vào thứ 6 tới.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Huy Hoàng

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô