Ngân sách quý I tăng kỷ lục: Thời cơ và thách thức

Thứ sáu, 30/03/2018 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đà tăng trưởng mạnh 6 tháng cuối năm 2017 đã góp lực giúp GDP quý I/2018 đạt mức tăng ấn tượng, bên cạnh đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng tăng.

Những con số ấn tượng

Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro tác động tới nền kinh tế năm 2018. Tuy nhiên, tăng trưởng năm 2018 vẫn có thể diễn ra theo 2 kịch bản.

Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, tăng trưởng quý I/2018 đạt 7,38% so với cùng kỳ. Với mức tăng 9,7% trong quý này, công nghiệp và xây dựng góp 3,39 điểm phần trăm vào mức tăng chung của GDP, kế đến là dịch vụ tăng 6,7% và góp 2,75 điểm phần trăm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,05%, góp 0,46 điểm phần trăm.

"Tăng trưởng GDP quý I/2018 là rất cao, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Mức tăng trưởng cao này có thể khiến nhiều người đặt dấu hỏi về tính xác thực của nó. Nhưng tôi có thể khẳng định, từng con số đã được cơ quan thống kê tính toán cẩn trọng, chính xác và đúng theo thông lệ quốc tế"- ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho biết.


Nhìn vào diễn biến của nền kinh tế trong 3 tháng qua, có thể thấy rõ, tiếp đà tăng trưởng cao của 2 quý cuối năm ngoái, nền kinh tế diễn biến rất tích cực trong quý I năm nay, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng đều ở tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Báo Công luận
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2018 ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm trở lại đây.

Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê lý giải mức tăng trưởng ấn tượng này trước tiên nhờ tiếp đà tăng của 6 tháng cuối năm ngoái. "Quy mô GDP quý I lớn hơn nhiều so với cùng kỳ do "tích lũy được đà tăng trưởng của quý III và IV/2017", ông Lâm nói.

Ngoài ra, sản xuất Việt Nam thường tăng trưởng có tính mùa vụ, đầu năm mức tăng trưởng thường thấp. Các năm trước có hiện tượng sản xuất theo mùa vụ nên tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Năm nay yếu tố mùa vụ có nhưng không tác động nhiều như các năm trước.

GDP quý I tăng mạnh còn có sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp với mức trên 4%, mức tăng mạnh nhất trong 13 năm qua. Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu, du lịch, tiêu dùng trong dân cư... cũng đóng góp đáng kể cho tăng trưởng.

Trong số động lực tăng trưởng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được nhắc tới như là điểm cộng góp vào mức tăng GDP quý I.

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) cho biết đóng góp lớn vào mức tăng trưởng cao này chủ yếu từ ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13,59% so với cùng kỳ và ngành khai khoáng đã có mức tăng dương trở lại (0,4%) sau 2 năm liên tục âm.

Kinh tế Việt Nam có sự phụ thuộc nhất định vào doanh nghiệp FDI bởi một số lĩnh vực không thể trông chờ doanh nghiệp trong nước.

Thách thức tiềm ẩn

Kinh tế quý I đạt mức tăng ấn tượng nhưng theo các chuyên gia chưa thể vội mừng khi vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro tác động tới nền kinh tế năm 2018. 

Đánh giá các động lực tăng trưởng, ông Nguyễn Bích Lâm nhìn nhận, mục tiêu GDP cả năm 6,7% là thách thức chứ không đơn giản dễ dàng đạt được. “Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm nay không còn quý sau hơn quý trước nữa. Tăng trưởng quí III, IV sẽ chững lại.

Nếu không có giải pháp thúc đẩy thì mục tiêu tăng trưởng năm nay đạt 6,7% là thách thức", Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cảnh báo.  

Trong điều kiện giả định tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tương đối ổn định, những yếu tố mang tính bứt phá là chưa rõ ràng, thì khi so sánh với đặc điểm mô hình tăng trưởng theo quý và lũy kế của năm 2017 như vậy, kết quả của năm 2018 sẽ có xu hướng giảm dần và điều này là tất yếu.

Số liệu cơ quan thống kê cũng cho thấy quý I cả nước xuất siêu 1,3 tỷ USD, đồng nghĩa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào bên ngoài và các doanh nghiệp ngoại như Samsung. "Độ mở nền kinh tế rất lớn, quý I hơn 200%, nếu yếu tố bên ngoài rủi ro lập tức sẽ ảnh hưởng tới kinh tế trong nước", Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê bình luận và nhắc tới những tác động bên ngoài rủi ro như chiến tranh thương mại hay việc Mỹ giảm thuế trong nước và tăng thuế với nhiều mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam như cá tra, thép, tôn mạ...

Rủi ro khác cũng được các chuyên gia lưu ý là lạm phát có khả năng tăng cao do chịu áp lực rất lớn từ xu hướng điều chỉnh loạt giá dịch vụ công (giá dịch vụ y tế, học phí...) và dự báo giá dầu thô tăng lên 70-80 USD một thùng... 

Việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, hay thuế thu nhập cá nhân theo đề xuất của Bộ Tài chính... cũng sẽ là nhân tố làm giá nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao. 

Ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, nhiều khả năng, trong năm nay tăng trưởng các quý sau sẽ thấp hơn quý trước. Ông cũng dự báo có hai kịch bản đã được xây dựng. Kịch bản thứ nhất, tăng trưởng GDP ở mức 6,7%. Kịch bản thứ hai, tăng trưởng GDP là  6,8%.

Trong hai kịch bản này, kịch bản thứ nhất chính là kịch bản có khả năng đạt được, thể hiện quyết tâm của Chính phủ. Theo Nghị quyết của Quốc hội, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 ở mức 6,5 - 6,7%, nhưng tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ lại đặt ra mục tiêu tăng trưởng ở mức 6,7%. Đây là mức tăng trưởng khá cao, nhưng nếu quyết tâm, nỗ lực, chúng ta có thể đạt được.

Theo tính toán của chúng tôi, ở kịch bản này, tăng trưởng GDP từng quý sẽ tương ứng ở mức 7,38%; 6,83%; 6,61% và 6,25%; cả năm là 6,7%. 

Còn kịch bản thứ hai, được xây dựng với ý nghĩa để so sánh, đối chiếu với kịch bản cao (6,7%) và cũng định hướng mục tiêu phấn đấu của các ngành, các cấp.

Một báo cáo từ nhóm nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân vừa được công bố chỉ ra thách thức lớn nhất của kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào gia tăng tổng đầu tư và tăng trưởng tín dụng trong khi chất lượng các nguồn lực còn thấp. 

Vì thế Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế nhấn mạnh, Việt Nam cần tư duy lại về sự phát triển của doanh nghiệp Việt, lấy nền tảng khu vực tư nhân và trụ cột là các tập đoàn kinh tế tư nhân để tạo sức bật cho nền kinh tế.

Diễn biến kinh tế thế giới là khó lường, do vậy, phải theo dõi, giám sát định kỳ và thường xuyên nhằm nắm chắc tình hình, nắm bắt và tận dụng triệt để các cơ hội để thúc đẩy phát triển nhanh những lĩnh vực chủ chốt, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như để có những điều chỉnh cần thiết kịch bản tăng trưởng khi có những thay đổi lớn diễn ra./.

Bảo Anh

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp