Ngân sách từ đất đai: "Mỏ vàng" chưa được khai thác hết

Thứ bảy, 09/06/2018 19:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong điều kiện việc tăng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) hiện tại và những năm tiếp theo được dự báo ở mức không cao, thì việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

Hiện nay, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai đang được thực hiện thông qua các chính sách: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến sử dụng đất; chính sách góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN khi cổ phần hóa. 

Nguồn lực tài chính từ đất đai còn rất lớn nhưng vẫn chưa được khai thác đầy đủ, một phần lớn địa tô chênh lệch từ đất vẫn chưa được tập trung vào NSNN; các công cụ tài chính, thuế nhiều nhưng chưa đủ mạnh và hạn chế về năng lực thực thi, dẫn đến kết quả thu tài chính và vai trò điều tiết, kiểm soát thị trường đất đai còn yếu. 

Qua thực tế triển khai, về cơ bản các chính sách tài chính đất đai đã phù hợp với cơ chế thị trường, tạo nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đã thống nhất chính sách tài chính đất đai với chính sách đầu tư trong và ngoài nước; giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với đối tượng sử dụng đất, ổn định chi phí về đất đối với các DN. 

Cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất được ban hành đã hạn chế tình trạng tiêu cực trong giao đất, đảm bảo công khai, minh bạch. Các chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã thể hiện được chủ trương ưu đãi, khuyến khích của Nhà nước đối với đối tượng sử dụng đất cần ưu đãi hoặc khuyến khích đầu tư. Theo thống kê, nguồn thu từ đất đai (không tính các khoản thu từ phí, lệ phí) tăng qua các năm đang đóng góp lớn cho ngân sách địa phương. 

Cụ thể, con số này tại Hà Nội năm 2014 là 14.218 tỷ đồng, năm 2015 là 20.453 tỷ đồng, năm 2016 là 33.894 tỷ đồng. Thành phố Đà Nẵng năm 2014 là 1.255 tỷ đồng, năm 2015 là 2.517 tỷ đồng, năm 2016 là 3.166 tỷ đồng. TP.HCM năm 2014 là 9.199 tỷ đồng, năm 2015 là 21.394 tỷ đồng, năm 2016 là 23.894 tỷ đồng. 

Đó là những con số rất đáng chú ý trong báo cáo mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà gửi đến các vị ĐBQH ngay trước khi ông đăng đàn trả lời trực tiếp tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội đang diễn ra. Cũng tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội đang diễn ra, Chính phủ cho hay, năm 2017, các khoản thu về thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất là 149.975 tỷ đồng; trong khi theo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 thì khoản thu từ nhà, đất (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu tiền thuê đất, thu tiền sử dụng đất, thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước) đạt 123.793 tỷ đồng, tăng 97,6% (61.129 tỷ đồng) so với dự toán. 

Báo Công luận
 Bộ Tài chính cho rằng, nguồn lực tài chính từ đất đai còn rất lớn nhưng vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Ảnh minh họa.

Có thể thấy nguồn thu từ đất đai nói chung, chủ yếu là từ các đô thị lớn đã, đang và sẽ còn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu ngân sách. Thế nhưng kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng cho thấy ở các đô thị lớn, tỷ lệ người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo cũng cao, xếp theo thứ tự về số lượng là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu… 

Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh báo cáo của Bộ chủ quản, Chính phủ còn gửi tới các vị ĐBQH một báo cáo chuyên đề khác cũng về quản lý đất đai. Báo cáo này công nhận, việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai thực hiện còn rất hạn chế, hầu hết là vẫn thực hiện giao, cho thuê trực tiếp cho các nhà đầu tư. Quy định chuyển sang thuê đất của các tổ chức sự nghiệp công lập vẫn chưa được các địa phương nghiêm túc thực hiện. 

Mặc dù đã đạt được những kết quả khá tích cực, nhưng các chuyên gia cho rằng, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, dù hệ thống chính sách đã ban hành tương đối đầy đủ nhưng vẫn phức tạp, nằm rải rác trong nhiều quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, thiếu tính ổn định; nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn chậm được đổi mới, dẫn đến lúng túng, khó khăn trong tổ chức thực hiện. 

Đặc biệt, đối với chính sách giải phóng mặt bằng hiện đang phát sinh sự bất cập lớn khi người chấp hành tốt thì bị thiệt thòi, còn người chây ì, trông chờ sự thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước trong việc thay đổi giá đất thì lại được hưởng lợi do giá đất năm sau cao hơn năm trước. Chính sách ưu đãi miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cũng còn nhiều hạn chế khi nặng về thủ tục hành chính, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực thi. 

Bên cạnh đó, do có quá nhiều đối tượng ưu đãi nên rất khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý, tạo kẽ hở, phát sinh cơ chế xin - cho, dễ lợi dụng, gây thất thu NSNN. Ngoài ra, việc xử lý đối với các dự án được giao đất nhưng chậm hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất rất vướng mắc. 

Mặt khác, việc giao đất, cho thuê đất phần lớn vẫn chỉ định thầu, chưa triệt để thực hiện cơ chế đấu giá, đấu thầu. Một số quy định về đất đai chưa phù hợp với các quy định pháp luật chuyên ngành khác như pháp luật đất đai với quy định về quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập, việc góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất; việc ban hành khung, bảng giá đất thường bị lạc hậu so với giá thị trường, làm cho vai trò điều tiết giá đất của Nhà nước bị hạn chế. 

Để tận dụng được nguồn tài chính từ đất đai, trong thời gian tới cần đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá, hạn chế tối đa tình trạng giao, cho thuê đất theo hình thức chỉ định, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tiếp cận đất đai đối với mọi đối tượng. 

Nhà nước cần thu hẹp đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất, chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính sang hình thức thuê đất; hoàn thiện chính sách thu tiền thuê đất phần dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm và khoảng không sử dụng cho mục đích kinh doanh. Khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị phải quy hoạch và tổ chức khai thác cả quỹ đất hai bên đường, vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai cho các công trình liền kề. 

Đi liền với đó, phải rà soát lại toàn bộ chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng hạn chế đối tượng được miễn, giảm, chuyển cơ bản các hình thức ưu đãi về thu sang ưu đãi về chi để kiểm soát, nâng cao hiệu quả chính sách. 

Đồng thời nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản, trong đó, đối tượng chịu thuế phải bao gồm cả đất và tài sản gắn liền với đất; thực hiện nghiêm Luật Thuế TNDN, TNCN về các khoản thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất; nghiên cứu hình thức đánh thuế nặng đối với đất bỏ hoang, đất đã giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng, đảm bảo quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tới./. 

Bảo Anh

Tin khác

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được 'phong độ'

Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được "phong độ"

(CLO) Lãi suất thấp, pháp lý được tháo gỡ và nhiều yếu tố khác đã và đang giúp thị trường bất động sản hồi phục.

Bất động sản
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản
Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

(CLO) Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty CP Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island

Bất động sản
The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản