Ngành da giày Việt Nam: Thị trường nội địa còn bỏ ngỏ

Thứ sáu, 17/07/2015 14:46 PM - 0 Trả lời

Phải tự chủ từ khâu nguyên liệu sản xuất cho đến phân phối sản phẩm là điều khiến cho các doanh nghiệp da giày Việt Nam nản lòng và không có tham vọng chiếm lĩnh thị trường trong nước.

(Congluan.vn) - Phải tự chủ từ khâu nguyên liệu sản xuất cho đến phân phối sản phẩm là điều khiến cho các doanh nghiệp da giày Việt Nam nản lòng và không có tham vọng chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Các sản phẩm da giày nhập ngoại chiếm 60% thị phần trong nước đồng nghĩa với việc các sản phẩm của Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 40% - một con số khá khiêm tốn khi ngành da giày Việt Nam hiện đang đứng trong nhóm 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới về số lượng với giá trị xuất khẩu trung bình đạt hơn 10 tỷ USD mỗi năm.

Đơn cử như doanh nghiệp giày Việt Á Châu, là một doanh nghiệp sản xuất và cung cấp chính cho thị trường nội địa, tuy nhiên mỗi năm cũng chỉ đưa ra được cho thị trường 1 triệu sản phẩm. Điều đó có nghĩa chỉ tương ứng 50% năng lực sản xuất mà doanh nghiệp đã đầu tư. Nguyên nhân chính là do giá thành sản phẩm được sản xuất trong nước cao hơn so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu.

[caption id="attachment_26358" align="aligncenter" width="470"]hoi-cho-nganh-giay-da Ngành da giày Việt Nam không mong muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước - Ảnh: Internet[/caption]

"Các doanh nghiệp Việt Nam không có đủ cơ hội và điều kiện cần thiết để có thể chiếm lĩnh thị trường và phục vụ cho người Việt. Một trong những nguyên nhân mà theo cách đánh giá của chúng tôi, ảnh hưởng rất lớn vào giá thành là nguồn nguyên liệu đầu vào," bà Văn Thuý Hạnh - đại diện doanh nghiệp giày Việt Á Châu chia sẻ.

Theo Hiệp hội Da, Giày - Túi xách Việt Nam, do ngành da giày lâu nay phát triển vẫn chủ yếu là gia công với việc thiếu quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ khiến cho các doanh nghiệp trong nước khó có thể chủ động nguyên phụ liệu cũng như nâng cao giá trị gia tăng và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại.

"Bây giờ, cái nghị định về quá trình thực hiện ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp của chúng ta vẫn chưa được thông qua", theo ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da, Giày - Túi xách Việt Nam

"Tiêu thụ nội địa của chúng ta cho ngành da giày hiện nay chiếm khoảng xấp xỉ 50% còn 50% còn lại vẫn phải nhập khẩu. Hiện nay chúng tôi cũng đang nỗ lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tham gia vào thị trường nội địa để nhận diện được các thương hiệu riêng và nâng cao hình ảnh của thương hiệu đó đồng thời quảng bá để người tiêu dùng nắm được", chia sẻ từ bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công thương.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2025, năm 2015 toàn ngành da giày Việt Nam sẽ đạt tỉ lệ nội địa hoá là 65% và nâng lên 80% năm 2020. Vấn đề quy hoạch ngành đặc biệt là quy hoạch ngành công nghiệp phụ trợ được kỳ vọng là giải pháp để các doanh nghiệp da giày trong nước tận dụng được các cơ hội từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã và đang đàm phán kí kết.

Quỳnh Liên (tổng hợp)

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp