Ngành điện, thép tăng trưởng không đồng đều

Thứ năm, 25/10/2018 10:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự phân hóa rõ rệt giữa những doanh nghiệp có mức tăng trưởng mạnh và doanh nghiệp tăng trưởng chậm thậm chí là thua lỗ trong nhóm ngành điện, thép đang được thể hiện rõ trong báo cáo tài chính quý III của các doanh nghiệp.

Yếu tố thời tiết ảnh hưởng mạnh đến ngành điện

Không mang màu sáng, cũng không mang màu tối mà có sự phân hóa ngay trong nội bộ ngành đó là câu chuyện của nhóm cổ phiếu liên quan đến điện. Do thời tiết mưa nhiều, công tác phát điện thuận lợi nên các doanh nghiệp thủy điện như Hủa Na ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ, Thủy điện Đa Nhim vượt 49% chỉ tiêu cả năm, Thủy điện Thác Mơ, Thác Bà hay Nậm Mu đều có lợi nhuận tăng trưởng trên dưới 20%.

Báo Công luận
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại  
Trái lại, Nhiệt điện Cẩm Phả lỗ hơn 300 tỷ đồng, Nhiệt điện Phả Lại giảm doanh thu 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhiệt điện Bà Rịa và Nhiệt định Ninh Bình cũng ngậm ngùi báo lỗ trong khi 2 quý trước đều có lãi.

Trước đó, kết quả kinh doanh quý 2/2018 của Nhiệt điện Phả Lại theo báo cáo tài chính có doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt trên 4.016 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế đạt 715 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2017 và đã vượt 20% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Trong khi đó, Quý II/2018, doanh thu của Nhiệt điện Bà Rịa đạt doanh thu 159 tỷ đồng, giảm 26%. Giá vốn hàng bán quá cao khiến cho công ty bão lỗ gộp 55 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính vẫn giữ ở mức tương đương, trên 46 tỷ (chia đều lãi vay và lãi tỷ giá), trong khi chi phí tài chính được hoàn lại 23 tỷ đồng (dự phòng giảm giá kinh doanh và tổn thất đầu tư). Điều này khiến cho mặc dù kinh doanh không hiệu quả, công ty vẫn báo lãi hơn 6,5 tỷ đồng, giảm 77%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu của Nhiệt điện Bà Rịa đạt 790 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2017. Công ty đem về khoản lãi 144 tỷ đồng, tăng mạnh so với với khoản lỗ 17 tỷ đồng năm ngoái. 

Ngành thép chịu nhiều tác động

Trong danh sách những doanh nghiệp báo lỗ trong Quý III đến thời điểm này, có nhiều đại diện ngành thép như Thép Việt Ý và Cán thép Thái Trung. Mức lỗ lần lượt là gần 65 tỷ đồng và hơn 16 tỷ đồng.

Cụ thể như Thép Việt Ý, báo cáo tài chính quý III ghi nhận mức lỗ 65 tỷ đồng. Trước đó, theo báo cáo tài chính quý II, Thép Việt Ý cũng ghi nhận số lỗ bất ngờ gần 68 tỷ đồng. Cụ thể, tính riêng quý 2/2018 doanh thu thuần đạt 1.374 tỷ đồng giả 8% so với cùng kỳ trong khi chi phí giá vốn chỉ giảm 3%. Đáng chú ý, chi phí giá vốn bỏ ra còn lớn hơn cả doanh thu nên Việt Ý đã lỗ gộp từ hoạt động bán hàng gần 16,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ ghi nhận lãi hơn 15,56 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý III, Cán thép Thái Trung có doanh thu thuần đạt 762,9 tỷ đồng, tăng 80,8% so với quý 3 năm ngoái. Lý giải nguyên nhân doanh thu tăng mạnh, phía công ty cho biết do quý 3 công ty ký hợp đồng mua phôi bán sản phẩm do vậy doanh thu tăng mạnh. Tuy nhiên giá nguyên liệu đầu vào như phôi, dầu… đều tăng nên giá vốn đội lên cao, dẫn đến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý còn hơn 7,87 tỷ đồng, chưa bằng 1/4 cùng kỳ.

Báo Công luận
Nhiều doanh nghiệp thép báo lỗ trong quý III  
Ngoài ra Thái Trung còn cho biết do tình hình kinh doanh khó khăn, lượng tiêu thụ thép giảm, do vậy công ty đã phải tạm dừng sản xuất trên 50 ngày trong quý 3 vừa qua trong khi vẫn phải gánh các khoản chi phí phát sinh nên đã lỗ hơn 16 tỷ đồng sau thuế, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi hơn 11 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán HSC nhận định, lợi nhuận Quý III của các doanh nghiệp thuộc nhóm thép dẹt (tôn, mạ) như Hoa Sen hay Nam Kim cũng không mấy khả quan. Đây là nhóm chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như giá nguyên liệu thép cuộn cán nóng hay sự gia tăng các vụ kiện chống bán phá giá từ các thị trường xuất khẩu. Thị trường nội địa cũng có nhiều yếu tố bất lợi.

Trái ngược, nhóm doanh nghiệp thép dài có lợi thế sản xuất được các sản phẩm cốt lõi trong chuỗi giá trị thép lại được dự báo khả quan. Ví như so với thời điểm đầu năm, giá cổ phiếu Pomina vẫn ổn định, thậm chí, cổ phiếu Hòa Phát còn tăng 15%.

Trước sự phân hóa khá rõ rệt của nhóm doanh nghiệp thép, giới phân tích tỏ ra thận trọng khi dự báo về sức tăng trưởng ngành này trong ngắn hạn. Vì nhìn chung, đây là ngành chịu khá nhiều tác động, thách thức từ các yếu tố bên ngoài.

 Đức Minh

 

 

Tin khác

Thương hiệu xe hơi hạng sang của Nga tiếp quản nhà máy lớn của Toyota

Thương hiệu xe hơi hạng sang của Nga tiếp quản nhà máy lớn của Toyota

(CLO) Hôm 7/5, Quyền Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov cho biết một nhà máy có trụ sở tại St. Petersburg trước đây thuộc sở hữu của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota đã được bàn giao cho nhà sản xuất ô tô cao cấp Aurus (Nga).

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinamilk hướng về Điện Biên

Vinamilk hướng về Điện Biên

(CLO) Cách đây hơn một tuần, những đoàn xe Vinamilk & Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã vượt hơn 650km đường đèo để đưa 78.500 hộp sữa đến với gần 1.500 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Nậm Vì, tỉnh Điện Biên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng SJC tăng chóng mặt, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng đấu thầu

Giá vàng SJC tăng chóng mặt, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng đấu thầu

(CLO) 9h30 sáng nay (8/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC. Trên thị trường, giá vàng SJC tăng chóng mặt lên mức 87,5 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tiếp tục tăng

Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tiếp tục tăng

(CLO) Giá xuất khẩu lúa mì của Nga tiếp tục tăng trong tuần trước do điều kiện thời tiết bất ổn khiến dự báo sản lượng trong vụ mùa khó khăn.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU đề xuất phương án mới để khai thác tài sản của Nga

EU đề xuất phương án mới để khai thác tài sản của Nga

(CLO) EU được cho là sẽ cho phép các quốc gia thành viên trung lập từ chối kế hoạch sử dụng doanh thu được tạo ra từ dự trữ bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga để mua vũ khí cho Ukraine và hạn chế cung cấp viện trợ phi quân sự cho nước này.

Thị trường - Doanh nghiệp