Ngành du lịch: Phải chuyển đổi số nếu muốn tồn tại

Thứ tư, 18/05/2022 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại dịch COVID-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn nhưng cũng là cuộc thanh lọc chưa từng có. Chuyển đổi số đã chứng minh là tất yếu đối với mọi ngành nghề nếu muốn phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

Phải chuyển đổi số nếu muốn tồn tại

Hơn 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đã bị thiệt hại rất nặng nề. Hàng nghìn công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, khách sạn đã tuyên bố phá sản, kéo theo đó là hàng triệu lao động trong ngành du lịch rơi vào cảnh thất nghiệp.

nganh du lich phai chuyen doi so neu muon ton tai hinh 1

Chuyển đổi số đã chứng minh là tất yếu đối với mọi ngành nghề nếu muốn phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

Ở thời điểm hiện tại, dù Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn, khách du lịch quốc tế đang trở lại, nhưng những ảnh hưởng của đại dịch vẫn đang đe dọa tới quá trình hồi phục.

Trong diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh diễn ra vào sáng nay (18/5),  ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng: Để phát triển ngành du lịch bền vững, thì chuyển đổi số chính là “vắc-xin” chống lại các tác động của dịch bệnh.

Theo ông Phòng, đại dịch COVID-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn nhưng cũng là cuộc thanh lọc chưa từng có. Chuyển đổi số đã chứng minh là tất yếu đối với mọi ngành nghề nếu muốn phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

“Điều đáng nói, nếu những năm trước câu chuyện chuyển đổi số trong du lịch vẫn chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp, địa phương có tư duy nhạy bén, linh hoạt và mạnh tiềm lực tài chính, thì nay chính "sóng thần" COVID lại đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”, ông Phòng nói.

Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Dù đại dịch đã khiến cả “ngành công nghiệp không khói” trở nên khó khăn nhưng nhìn ở một góc độ khác, COVID-19 chính là phép thử, là đòn bẩy cho du lịch thực sự chuyển mình giống như một cuộc "lột xác," để toàn ngành có bước đệm phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới đây.

“Chuyển đổi số giúp cũng giúp doanh nghiệp du lịch thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường. Dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 khiến khách không thể đi du lịch, trên nền dữ liệu sẵn có, các nhân sự ngành du lịch vẫn tương tác với khách để hiểu tâm lý, hành vi, nhu cầu để giới thiệu sản phẩm phù hợp”, ông Phòng nói.

Những giải pháp trọng tâm chuyển đổi số ngành du lịch

Trong khi đó, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch chuyển đổi số đang là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm hàng đầu trong ngành du lịch.

nganh du lich phai chuyen doi so neu muon ton tai hinh 2

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch.

“Đây là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những ảnh hưởng sâu sắc của dịch bệnh COVID-19. Chuyển đổi số mang lại cơ hội cho ngành du lịch có thể phát triển bền vững hơn”, ông Phúc nói.

Trên cơ sở đó, Tổng cục Du lịch đã có 5 giải pháp thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đối số ngành du lịch.

Thứ nhất, Tổng cục Du lịch đã và đang xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu Du lịch Việt Nam.

Thứ hai, Tổng cục Du lịch thiết lập kết nối liên thông hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp. 

Thứ ba, ứng dụng công nghệ góp phần đảm bảo du lịch an toàn, phát triển các ứng dụng hỗ trợ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và khách du lịch như “ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn”, “ứng dụng Hướng dẫn Du lịch Việt Nam”, “hệ thống đăng ký và tự đánh giá an toàn Covid-19”.

Thứ tư, hỗ trợ các địa phương, điểm đến chuyển đổi số, năm 2021 bắt đầu triển khai hỗ trợ Hà Giang, Thanh Hóa xây dựng điểm đến thông minh.

“Vừa qua, Tổng cục Du lịch đã hỗ trợ khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám xây dựng hệ thống vé điện tử hiện đại để nâng cao năng lực quản lý cũng như cải thiện chất lượng đón và phục vụ khách tham quan” – ông Phúc nói.

Thứ năm, Hỗ trợ phong trào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.

nganh du lich phai chuyen doi so neu muon ton tai hinh 3

Toàn cảnh hội nghị.

Trong thời gian tới, ông Phúc cho rằng, ngành du lịch sẽ iếp tục hoàn thiện các Đề án, chương trình chuyển đổi số trong ngành du lịch trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, ngành du lịch rà soát, chỉnh sửa, bổ sung Luật Du lịch, các kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ về chuyển đổi số. Đề xuất điều chỉnh phù hợp các quy định pháp luật liên quan đến về thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh trực tuyến, các hoạt động giao dịch trên môi trường số trong lĩnh vực du lịch.

“Với sự đồng thuận, nhất trí cao và quyết tâm lớn, tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới toàn ngành sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, giúp du lịch phát triển theo hướng bền vững hơn, khai thác nhiều hơn các giá trị kinh tế số từ hệ sinh thái du lịch thông minh, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhấn mạnh.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

(CLO) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vừa cho biết, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 4 tháng đầu năm khoảng 25.508 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô