Ngành nhựa gặp khó vì hàng ngàn container phế liệu nhựa “đóng băng”

Thứ năm, 16/08/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều doanh nghiệp ngành nhựa gặp khó khăn nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản do hàng nhập về bị “đóng băng” , trong khi công nhân viên thì phải “ngồi chờ”, nhà xưởng thì bỏ không và gánh nặng mang tên tiền lãi ngân hàng thì vẫn phải đối diện mỗi ngày.

Hàng phế liệu nhập về bị “đóng băng”

Theo tìm hiểu của PV báo Nhà báo & Công luận, trước năm 2017, các doanh nghiệp trong nước không mấy “mặn mà” với việc nhập khẩu nhựa phế liệu, do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp của Trung Quốc. Chính vì vậy, trong các năm 2016 - 2017, rất ít doanh nghiệp xin cấp giấy phép theo quy định mới của Bộ TN&MT.

Thế nhưng, từ đầu năm 2018, Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập 24 loại phế liệu, dẫn đến việc một lượng lớn nhựa phế liệu ào ạt “chảy” sang các nước châu Á khác. Theo đó, lo ngại Việt Nam trở thành bãi thải ảnh hưởng tới môi trường, Thủ tướng đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra toàn diện việc cấp  phép nhập khẩu phế liệu; rà soát toàn bộ giấy phép nhập khẩu phế liệu còn hạn ngạch, không cấp phép mới nhập khẩu phế liệu đối với hoạt động ủy thác nhập khẩu, chỉ cấp phép cho doanh nghiệp chứng minh được năng lực sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất.

 Lúc này, hàng loạt doanh nghiệp tái chế nhựa phế liệu vội vàng xây dựng nhà máy đáp ứng điều kiện cấp phép nhập khẩu của Bộ TN& MT. Thế nhưng để đầu tư bài bản theo đúng yêu cầu của Bộ TN&MT thì doanh nghiệp cần thời gian ít nhất là 12-24 tháng. Mặt khác, với 2 tiêu chí của QCVN 32:2010/BTNMT là nhựa phế liệu phải sạch và tạp chất không quá 2% thì doanh nghiệp cố gắng đến đâu cũng khó đạt được quy chuẩn.

Báo Công luận
Ảnh minh họa  

Trong khi đó, Sở TN& MT các tỉnh không có chức năng cấp phép nhập hàng cho nên khi hàng nhập về cảng sẽ bị Hải quan giữ lại do chưa có phép và phải nằm tại cảng chờ thông quan. Kéo theo đó, số lượng nhựa phế liệu nhập về Việt Nam bị tồn đọng ở các cảng ngày một nhiều hơn.

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 7/2018, cả nước tồn hơn 5.000 container phế liệu các loại, trong đó nhiều nhất là cảng TP.HCM với hơn 3.500 container, còn lại hơn 1.400 container ở cảng Hải Phòng. Dữ liệu cũng cho thấy, lượng nhựa phế liệu nhập vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 tăng gấp đôi so với năm 2017 - Năm mà tổng lượng nhựa phế liệu nhập vào Việt Nam khoảng 90.000 tấn. 

Doanh nghiệp “điêu đứng”

Theo các doanh nghiệp ngành nhựa, do hàng bị “đóng băng” tại cảng nên chi phí lưu container mà họ phải trả cho các cảng lưu kho, lưu bãi chi phí lên đến 50 -100 USD/ngày. Mỗi container chứa  lượng sản phẩm khoảng 10.000 USD, nếu tính thời gian hàng bị ách lại cảng 2-3 tháng nay thì chi phí lưu container đã cao hơn giá trị hàng hóa. Như vậy, tổng thiệt hại mà các doanh nghiệp ngành nhựa phải gánh chịu do hàng tồn đọng ở các cảng là rất lớn.

Liên quan đến việc này, ông Trần Vũ Lê –  Tổng Giám đốc Tập đoàn  Lê Trần cho biết, bản thân doanh nghiệp của ông đang “điêu đứng” khi hàng nhập về bị “vướng” ở cảng. Bởi lẽ, năm 2018, Công ty TNHH Nhựa Lê Trần dự kiến xuất khẩu 30 triệu USD sản phẩm nhựa. Hợp đồng đã ký cho cả năm, nhưng nếu tình hình thiếu hụt nhựa tái chế làm nguyên liệu sản xuất kéo dài, công ty có khả năng phải đền hợp đồng. Còn nếu thay thế nhựa tái chế bằng nhựa sạch sẽ lỗ khoảng 10 triệu USD. Doanh nghiệp Lê Trần cũng vừa mới bị rủi ro hỏa hoạn thiệt hại lên đến 100 tỷ đồng, giờ gặp thêm khó khăn này Lê Trần liên tục xoay xở để tìm một lối thoát cho chính mình.

Báo Công luận
Để chuẩn bị cho các động sản xuất kinh doanh, trong năm 2017 và đầu năm 2018 Cty Lê Trần đầu tư thiết bị, nhà xưởng và liên tục tổ chức hội thảo bàn về sự phát triển của ngành nhựa tái sinh tại Việt Nam.

“Doanh nghiệp tôi hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng lượng nhựa tái chế làm nguyên liệu sản xuất. Trong khi đó, lượng hàng nhập về thì lại “bỏ không”, “đóng băng” . Chưa kể chi phí phải trả cho các công ty vận chuyển để họ lưu giữ hàng hóa ở cảng thì tiền lương trả cho công nhân viên đang “ngồi chờ” tại doanh nghiệp cũng là một con số không nhỏ. Theo tôi biết thì không chỉ công ty tôi mà nhiều công ty khác cũng bị “tê liệt” khi nhà xưởng bỏ không trong khi mỗi tháng phải đóng cả tỷ đồng tiền lãi ngân hàng. Rất mong các cơ quan chức năng quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tránh được “cửa tử” lần này”, ông Trần Vũ Lê nói.

Trước việc nhiều doanh nghiệp ngành nhựa đồng loạt “kêu cứu”, Hiệp hội nhựa Việt Nam đã và đang kiến nghị Bộ TN&MT thay đổi phương pháp quản lý nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu hầu hết các loại nhựa tái chế; không đánh đồng nhựa tái chế và hàng phế liệu nhựa làm một để áp quy định cấm nhập khẩu mặt hàng phế liệu. Đồng thời, hội này cũng kiến nghị Bộ Tài chính cần cho thông quan các container hàng nhựa đã qua sử dụng đang tồn tại các cảng biển, cho nâng luồng kiểm tra xác suất để giám sát chặt chẽ mặt hàng nhựa phế liệu và hàng đã qua sử dụng để thông quan cho doanh nghiệp sớm nhất.

Được biết, ngành nhựa Việt Nam sử dụng tới 80% lượng nguyên liệu nhập khẩu nên việc nhà nước đột ngột siết chặt quy định nhập khẩu phế liệu đã gây nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp. Trong khi đó, ngành nhựa là ngành có số lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước với hơn 2.000 doanh nghiệp, sử dụng 118.925 lao động và cũng là một trong những ngành năng động và tăng trưởng cao nhất Việt Nam. Trong 10 năm qua, mức tăng trưởng của ngành này là 15-20%/năm nhưng phải nhập khẩu đến 80% lượng nguyên liệu. Năm 2017, ngành nhựa nhập khẩu 4,9 triệu tấn hạt nhựa, tổng kim ngạch nhập khẩu hạt nhựa và sản phẩm nhựa 12,68 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Tổng doanh thu ngành nhựa năm 2017 đạt gần 15 tỉ đô la Mỹ.


Nguyễn Thanh Vĩnh

Tin khác

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty bảo hiểm phương Tây: Cơ chế áp trần giá dầu Nga không còn tác dụng

Các công ty bảo hiểm phương Tây: Cơ chế áp trần giá dầu Nga không còn tác dụng

(CLO) Một nhóm các công ty bảo hiểm phương Tây cho biết cơ chế áp trần đối với giá dầu Nga (60 USD/thùng) đã trở nên không thể thực thi được và chỉ đẩy thêm nhiều tàu tham gia vận chuyển dầu thô của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp