Ngành nhựa ứng phó trước lệnh cấm nhập phế liệu nhựa của Trung Quốc

Chủ nhật, 14/01/2018 20:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lệnh cấm nhập phế liệu nhựa của Trung Quốc chính thức được áp dụng bắt đầu từ 1/1/2018. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam mở rộng thị phần. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức cạnh tranh khi các doanh nghiệp nhựa rất lớn của Trung Quốc có thể chuyển sang Việt Nam.

Báo Công luận
 Hội thảo với sự tham dự của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

Hội thảo với chủ đề “Ngành nhựa Việt Nam ứng phó trước lệnh cấm nhập phế liệu nhựa từ Trung Quốc” do Cty Lê Trần Group tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận, phân tích về lệnh cấm nhập khẩu phế liệu nhựa Trung Quốc; phân tích đánh giá cơ hội cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam; phân tích những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam; đề ra những chiến lược đưa tất cả các doanh nghiệp nhựa phát triển bền vững và ngành công nghiệp nhựa vươn ra thị trường khu vực và quốc tế.

Báo Công luận
Nhiều doanh nghiệp nhựa Việt Nam không thua kém thế giới

Theo ông Đặng Ngọc Quốc - Giám đốc Kinh doanh Cty Lê Trần Group: Trong xu thế toàn cầu hóa, phân tích môi trường kinh doanh không còn gói gọn trên phạm vi lãnh thổ từng quốc gia. Tình hình kinh tế, chính trị hay các quyết định chính sách của chính phủ từ các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc luôn ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp và tổ chức trên thế giới.

Ngày 1/1/2018, Trung Quốc chính thức áp dụng lệnh cấm nhập phế liệu nhựa. Hiện, Trung Quốc chiếm 1/2 sản lượng hạt nhựa tái chế của thế giới. Chính vì thế, đây là cơ hội để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam mở rộng thị phần. Nhưng đó cũng là một thách thức cạnh tranh khi các doanh nghiệp nhựa lớn mạnh của Trung Quốc sẽ đổ sang Việt Nam đầu tưChiến lược phát triển bền vững để tận dụng cơ hội và đối đầu thách thức là vấn đề đang được đặt ra cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam hiện nay.

Được biệt, Sàn nhựa do Lê Trần Group thành lập sẽ đi vào hoạt động tháng 2/108 tại địa chỉ www.vietnamplasticmarket.com sau khi hoàn tất đàm phán với Hiệp hội nhựa Trung Quốc. Bên cạnh đó, Lê Trần cùng các đối tác sẽ đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành nhựa tại Phú Mỹ (Bà Rịa- Vũng Tàu)

Thái Sơn 

 


Tin khác

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp