Ngày 13/11, khu vực ASEAN ghi nhận 27.679 ca COVID-19 mới

Chủ nhật, 14/11/2021 07:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 13/11, các nước ASEAN ghi nhận thêm 27.679 ca mắc mới COVID-19 và 428 ca tử vong.

Sự kiện: COVID-19

Tổng số ca bệnh tại khu vực ASEAN tính đến nay là 13.581.582 trường hợp và 284.142 ca tử vong. Toàn khối cũng đã ghi nhận 12.879.780 bệnh nhân đã bình phục.

Dịch bệnh COVID-19 tại ASEAN thời gian gần đây đã giảm nhiệt và có xu thế xuất hiện đều tại các nước trong khu vực, thay vì tập trung tại một vài điểm nóng như mấy tháng trước.

ngay 13 11 khu vuc asean ghi nhan 27679 ca covid 19 moi hinh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP

Tại Malaysia, dịch COVID-19 vẫn phức tạp, với ca nhiễm mới khoảng 5.000-6.000 ca mỗi ngày trong thời gian qua. Sau 3 ngày liên tiếp vượt ngưỡng 6.000 ca nhiễm mới/ngày, ngày 13/11, Malaysia ghi nhận 5.809 ca nhiễm. Theo thông báo của chính phủ Malaysia, nước này hiện có tổng cộng 527 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại giường chăm sóc đặc biệt (ICU), bao gồm 277 người phải dùng máy thở.

Gần 95% dân số trưởng thành tại Malaysia đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19. Có 2,54 triệu trẻ vị thành niên từ 12-17 tuổi - tương đương 80,8% nhóm dân số độ tuổi này - đã tiêm ít nhất một mũi vaccine.

Bộ trưởng Y tế Malaysia, Khairy Jamaluddin ngày 13/11 khuyến nghị người dân tiếp tục đeo khẩu trang, tránh khu vực đông người trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm COVID-19 đang tăng lên.

Bộ trưởng Khairy Jamaluddin cho biết, tỉ lệ lây nhiễm Rt của Malaysia hiện là 1,04. RO ở Malaysia cũng đã tăng lên 1,0 vào ngày 11/11, năm tuần sau khi nước này cho phép đi lại giữa các tiểu bang. Nếu giá trị R là 1, sẽ có nghĩa là trung bình 10 người bị nhiễm sẽ lây lan COVID-19 cho 10 người khác. Giá trị R cao hơn 1 có nghĩa là số trường hợp nhiễm sẽ tăng lên. Nếu giá trị R giảm xuống dưới 1, bệnh cuối cùng sẽ ngừng lây lan vì sẽ không có đủ người nhiễm mới để duy trì đợt bùng phát. Lần cuối cùng giá trị R tại Malaysia trên 1 là vào ngày 31/8. Tỷ lệ lây nhiễm của quốc gia này đã có xu hướng giảm kể từ cuối tháng 7, nhưng đã tăng lên kể từ ngày 20/10.

Mặc dù tình hình dịch tại Malaysia vẫn chưa thực sự được khống chế, nước này đã lên kế hoạch cho 3 biện pháp kiểm soát dịch bệnh trong giai đoạn đặc hữu, cũng là giai đoạn sống chung với virus SARS-CoV-2.

Thứ trưởng Y tế Malaysia Noor Azmi Ghazali đã khuyến nghị 3 biện pháp gồm nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với những biến thể đáng quan tâm mới xuất hiện; tiếp tục mở rộng độ bao phủ vaccine, bao gồm việc tiêm mũi tăng cường; cung cấp thêm thông tin để người dân nâng cao cảnh giác với dịch bệnh.

Ông Noor cho biết, đến thời điểm hiện tại, Malaysia chỉ còn 2 bang Sarawak và Kelantan đang ở giai đoạn 3 của Kế hoạch phục hồi quốc gia, còn những bang còn lại đang ở giai đoạn 4 - giai đoạn "bình thường mới". Do vậy, Malaysia đã sẵn sàng chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu, sống chung an toàn với COVID-19.

Tại Philippines, ca nhiễm mới tiếp tục chiều hướng giảm, chỉ còn 1997 ca trong ngày 13/11. Tuy nhiên, số ca tử vong mới lại tăng mạnh, và ở mức cao so với ca nhiễm với 238 trường hợp thiệt mạng trong ngày.

Cùng ngày, Việt Nam ghi nhận 8.467 ca nhiễm mới và 88 ca tử vong mới, đưa tổng số ca tử vong do COVID-19 vượt 23.000 người.

Thái Lan đứng thứ hai khu vực về ca nhiễm mới, với 7.057 ca trong ngày 13/11. Nước này đã chấm dứt áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm tại 17 tỉnh, trong đó có thủ đô Bangkok từ ngày 31/10 để hỗ trợ kế hoạch mở cửa đón du khách quốc tế đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 từ đầu tháng 11.

Tuy nhiên, tình hình dịch phức tạp đã khiến Chính phủ Thái Lan ngày 12/11 đã quyết định lùi thời điểm mở lại các địa điểm giải trí vào ban đêm trên toàn quốc cho tới ít nhất là giữa tháng 1/2022 do lo ngại việc mở lại những địa điểm này có thể dẫn tới bùng nổ ca lây nhiễm mới.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Campuchia ổn định ở mức kiểm soát rất tốt, chỉ với 60 ca nhiễm, 5 ca tử vong trong một ngày qua, là động lực mạnh mẽ để nhà chức trách thực hiện mở cửa trở lại đất nước.

Từ một điểm nóng của khu vực và thế giới, dịch bệnh tại Indonesia đã giảm rất mạnh. Trong ngày 13/11 nước này chỉ ghi nhận 359 ca nhiễm mới và 16 ca tử vong mới. Từ ngày 3/11, Indonesia bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em từ 6-11 tuổi nhằm thúc đẩy mở cửa hoàn toàn các trường học.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bệnh viện Mắt Thanh Hóa: 60 năm xây dựng và phát triển

Bệnh viện Mắt Thanh Hóa: 60 năm xây dựng và phát triển

(CLO) Bệnh viện Mắt Thanh Hóa tiền thân là Trạm Mắt Thanh Hóa, được thành lập ngày 18/5/1964. Thời gian đầu thành lập chỉ có 10 cán bộ chuyên môn, qua nhiều lần đổi tên, đến năm 2005, bệnh viện chính thức mang tên Bệnh viện Mắt Thanh Hóa.

Sức khỏe
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai chung tay bảo vệ đôi mắt cho học sinh

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai chung tay bảo vệ đôi mắt cho học sinh

(CLO) Góp phần bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh, nhiều ngày qua, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã phối hợp các trường khám, tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho hơn 1.200 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Kon Tum.

Sức khỏe
Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe