Ngày 17/7, thế giới ghi nhận trên 472.000 ca mắc COVID-19

Chủ nhật, 18/07/2021 07:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, tính đến 6 giờ sáng ngày 18/7 (giờ Việt Nam) toàn thế giới ghi nhận trên 472.000 ca bệnh COVID-19 và trên 6.800 ca tử vong.

Quang cảnh bên ngoài một lối vào làng Olympic ở Tokyo ngày 13/7/2021, nơi các vận động viên cư trú, luyện tập trong thời gian diễn ra Olympic Tokyo 2020. Ảnh: AFP

Quang cảnh bên ngoài một lối vào làng Olympic ở Tokyo ngày 13/7/2021, nơi các vận động viên cư trú, luyện tập trong thời gian diễn ra Olympic Tokyo 2020. Ảnh: AFP

Tổng số ca bệnh từ đầu dịch trên toàn cầu tới nay đã là trên 190,7 triệu ca, trong đó trên 4,09 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh với 54.674 ca, Indonesia 51.952 ca và Ấn Độ 41.222 ca. Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Indonesia 1.092 ca, Nga 787 ca và Brazil 766 ca.

Tại Nhật Bản, Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 thông báo đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên tại Làng vận động viên ở thủ đô Tokyo.

Trong cuộc họp báo sáng 17/7, người phát ngôn của Ủy ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 Masa Takaya cho biết thông tin này và nói thêm, đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận tại Làng vận động viên trong quá trình xét nghiệm sàng lọc.

Giám đốc điều hành (CEO) Olympic Tokyo 2020 - ông Toshiro Muto cũng đã xác nhận thông tin này. Tuy nhiên, quốc tịch của bệnh nhân sẽ không được công bố do nhằm đảm bảo quyền riêng tư.

Thông tin về ca mắc COVID-19 ngay trong Làng vận động viên của Olympic Tokyo 2020 đã làm dấy lên lo ngại về virus SARS-CoV-2 có thể lây lan trong những người đang lưu trú tại đây, khi các đoàn thể thao quốc tế bắt đầu đổ về để chuẩn bị cho giải đấu khai mạc vào ngày 23/7 tới.

Do dịch bệnh COVID-19, Ban tổ chức Olympic Tokyo đã quyết định các sự kiện ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Chiba, Kanagawa và Saitama sẽ diễn ra mà không có khán giả.

Tại Australia, chính quyền thành phố Sydney, bang New South Wales ngày 17/7 đã yêu cầu tạm dừng tất cả các hoạt động xây dựng và sửa chữa, cấm các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu và áp mức phạt với những chủ lao động để nhân viên đi làm tại các văn phòng trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng dù biện pháp phong tỏa đã được áp dụng trên toàn thành phố đến tuần thứ 3.

Theo đó, các cửa hàng gồm siêu thị, nhà thuốc và các cửa hàng bán dụng cụ gia đình sẽ được phép mở cửa trong khi mọi hoạt động liên quan tới xây sửa nhà cửa đều phải tạm dừng.

Trong khi đó, chính quyền bang New South Wales cũng cấm hàng trăm nghìn người dân ở các vùng ngoại ô phía Tây Sydney rời khỏi khu dân cư để đi làm. Đây là vùng dịch bệnh nghiêm trọng nhất, ghi nhận 11 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Những chủ lao động để nhân viên tới làm việc ở các văn phòng sẽ có thể bị phạt tới 7.402 USD. Cơ quan cảnh sát bang cũng sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra giám sát việc tuân thủ các quy định trong thời gian phong tỏa.

Sydney, thành phố đông đúc nhất tại Australia với 5 triệu dân, đã bắt đầu phong tỏa từ ngày 26/6 và dự kiến sẽ dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 30/7 sau khi xuất hiện đợt bùng phát mới trong cộng đồng liên quan biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh. Đến nay, hơn 1.000 người dân thành phố và các quận huyện lân cận đã có kết quả dương tính với virus.

Trong khi đó, bang Victoria lân cận cũng đang ghi nhận số ca mắc mới hằng ngày tăng nhanh, từ mức 6 ca ngày 15/7 lên 19 ca trong ngày 16/7. Vì vậy, không loại trừ khả năng chính quyền bang sẽ gia hạn lênh phong tỏa dự kiến kết thúc vào ngày 20/7 tới.

Đến nay, Australia mới tiêm phòng đầy đủ cho khoảng hơn 10% trong tổng số 25 triệu dân. Hiện quốc gia này ghi nhận tổng cộng 31.500 ca bệnh, trong đó có hơn 900 ca tử vong.

Tại châu Âu, ngày 17/7, Pháp tuyên bố sẽ yêu cầu những người đến từ một số quốc gia châu Âu mà chưa tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi đến. Trong một tuyên bố, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết quy định này áp dụng với những người đến từ Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cyprus, Hy Lạp, Hà Lan và có hiệu lực từ 0h ngày 18/7.

Theo Thủ tướng Pháp, những người được coi là tiêm chủng đầy đủ sẽ là một tuần sau khi họ nhận được mũi tiêm thứ hai các loại vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca, thay vì 14 ngày như hiện nay và 28 ngày sau khi tiêm vaccine của hãng Johnson & Johnson. Pháp cũng sẽ chấp nhận vaccine của hãng Covishield, một phiên bản của hãng AstraZeneca, được sản xuất tại Ấn Độ.

Trong khi đó, tại Anh, chính phủ nước này đã thay đổi vào phút cuối về việc kéo dài quy định cách ly đối với những người từ Pháp trở về Anh.

Theo kế hoạch, Chính phủ Anh dự định từ đầu tuần tới dỡ bỏ hầu hết những biện pháp hạn chế vì dịch bệnh ở Anh và những người đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 sẽ không phải thực hiện cách ly sau khi trở về từ những khu vực mà Anh cho là có nguy cơ lây nhiễm cao ở châu Âu.

Tuy nhiên, đến cuối ngày 16/7, chính phủ Anh tuyên bố do biến thể Beta phát hiện đầu tiên ở Nam Phi vẫn đang lây lan ở Pháp nên quy định cách ly 10 ngày sẽ vẫn được duy trì.

Các nhà khoa học lo ngại rằng biến thể Beta có khả năng kháng các loại vaccine cao hơn, đặc biệt là vaccine của hãng AstraZeneca. Theo số liệu thống kê mới nhất, số ca nhiễm biến thể Beta tại Anh không nhiều nhưng chiếm đến 11% số ca mắc COVID-19 tại Pháp. Hiện số ca nhiễm biến thể Delta mới chiếm đa số tại cả Anh và Pháp.

Cùng ngày 17/7, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết ông đã có kết quả dương tính với COVID-19 sau khi xét nghiệm nhanh nhưng các triệu chứng rất nhẹ vì ông đã tiêm đủ hai liều vaccine. Ông Sajid Javid cho hay, hiện ông đang chờ kết quả xét nghiệm PCR.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Bài 2: Ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP còn bất cập

Bài 2: Ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP còn bất cập

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe
Bài 1: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ thói quen ăn uống tùy tiện

Bài 1: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ thói quen ăn uống tùy tiện

(CLO) Thói quen buôn bán, sử dụng thực phẩm tùy tiện, ăn uống mất vệ sinh đang là mặt trái của đời sống tại nhiều đô thị tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe người dân.

Sức khỏe
Bắc Ninh: Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện thời tiết nắng, nóng

Bắc Ninh: Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện thời tiết nắng, nóng

(CLO) Sở Y tế Bắc Ninh vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện thời tiết nắng, nóng.

Sức khỏe
Vụ chồng đâm vợ con rồi tự tử ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật cứu bé trai 7 tuổi

Vụ chồng đâm vợ con rồi tự tử ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật cứu bé trai 7 tuổi

(CLO) Bé H. được đưa đến bệnh viện trong tình trạng có nhiều vết thương ở vùng mặt, cổ và hai bàn tay. Sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, đang được tiếp tục điều trị.

Sức khỏe
18 doanh nghiệp và 68 sản phẩm thuốc được trao giải “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ hai

18 doanh nghiệp và 68 sản phẩm thuốc được trao giải “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ hai

(CLO) Thuốc được giải "Ngôi sao thuốc Việt" phải có thời gian lưu hành và phát triển lâu dài, có chứng minh an toàn, hiệu quả khi sử dụng và góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Sức khỏe